Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 70 - 75)

2020

4.1.4. Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

4.1.4.1. Chn đất để phát trin đô th:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác quỹ đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong quá trình cải tạo và phát triển đô thị, đặc biệt là các nghĩa địa trong nội thành.

- Mở rộng thành phố về phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Nam và Đông Nam. Trước mắt ưu tiên phát triển theo hướng Tây Bắc.

- Mở rộng đô thị trên cơ sở xây dựng các đô thị vệ tinh, các thị trấn, thị tứ và phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng để từng bước hình thành chùm đô thị vệ tinh Đà Nẵng.

4.1.4.2. Phân khu chc năng

1/ Các khu dân cư:

Toàn thành phố Đà Nẵng (trong phạm vi đất liền) bao gồm 6 quận nội thành và huyện Hoà Vang. Dân cư tập trung mật độ cao trong 6 quận nội thành, dự kiến đến năm 2020 là 835.000 người (kể cả các thành phần dân số khác là 1.000.000 người). Dân số đô thị của huyện Hoà Vang khoảng 55.000 người. Trong 6 quận nội thành chia ra các khu vực sau:

a) Khu vực hạn chế phát triển: là khu thành phố cũ bao gồm các quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, trong đó phân ra hai khu vực chủ yếu sau:

- Khu vực 1: Là khu vực trung tâm thành phố cũ thuộc quận Hải Châu và Thanh Khê, diện tích đất xây dựng đô thị 3000 ha, dân số 370.000 người vào năm 2020 (nếu tính cả thành phần dân số khác là 443.000 người), chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 81m2/người, tầng cao trung bình 2-3 tầng, mật độ xây dựng 50-60%. Hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình làm tăng mật độ xây dựng và tăng mật độ cư trú. Bổ sung một số công trình trọng điểm, một số tổ hợp văn phòng, dịch vụ công cộng tại các khu vực trọng điểm, tạo các điểm nhấn kiến trúc trong đô thị, giải toả một số xí nghiệp gây ô nhiễm xen kẽ trong đô thị.

- Khu vực 2: Thuộc quận Sơn Trà. Diện tích xây dựng đô thị 1200 ha, dân số: 138.000 người vào năm 2020 (nếu tính cả các thành phần dân số khác là 165.000

mật độ xây dựng 40-50%. Là khu vực ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, công nghiệp chế xuất, khu vực sinh thái tự nhiên. Chú trọng các tổ hợp dịch vụ du lịch, khai thác tối đa vùng không gian ven biển với các công trình hướng biển. b) Khu phát triển mở rộng: Là các khu thành phố mới được phát triển trên cơ sở các quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn mở rộng ra các xã Hoà Phát, Hoà Thọ, Hoà Xuân, Hoà Liên, thuộc huyện Hoà Vang, bao gồm:

- Khu thành phố phía Nam:

Thuộc quận Ngũ Hành Sơn, có mở rộng thêm xã Hoà Xuân: là khu du lịch, dịch vụ du lịch, trung tâm đào tạo, làng sinh thái và tiểu thủ công nghiệp. Diện tích xây dựng đô thị 2400 ha, dân số: 126.000 người vào năm 2020 (nếu tính cả thành phần dân số khác là 151.000 người), chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 190m2/người, tầng cao trung bình 1-2 tầng, mật độ xây dựng 25-40%.

Hạn chế mật độ xây dựng khu vực thuộc phường Hoà Hải, khai thác tối đa vùng không gian ven biển với các công trình hướng biển.

- Khu thành phố phía Tây Bắc:

Là khu đô thị công nghiệp tập trung mới thuộc quận Liên Chiểu: diện tích xây dựng đô thị 2600 ha, dân số 116.000 người vào năm 2020 (nếu tính cả các thành phần dân số khác là 151.000 người), chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 224m2/người, tầng cao trung bình 2-3 tầng, mật độ xây dựng 30-40%.

- Khu đô thị mới phía Tây và Nam sân bay Đà Nẵng (thuộc các xã Hoà Phát, Hoà Thọ):

Là khu ở, khu dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Diện tích xây dựng đô thị 1700 ha, dân số 85.000 người vào năm 2020 (nếu tính cả các thành phần dân số khác là 102.000 người), chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 200m2/người, tầng cao trung bình 2-3 tầng, mật độ xây dựng 35-40%.

c) Các khu dân cư đô thị khác: Dự kiến tại các điểm thị trấn Hoà Vang và các điểm thị tứ phục vụ du lịch, công nghiệp trong bán kính 5-10km đối với các quận nội thành.

2/ Các khu công nghiệp - kho tàng: bao gồm:

- Khu công nghiệp và dịch vụ cảng Liên Chiểu: quy mô dự án đã được phê duyệt là 373,5 ha, trong đó quy mô khu công nghiệp là 173,5 ha, chủ yếu là công nghiệp luyện cán thép, công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá

chất, cao su, kho tàng và dịch vụ cảng khoảng 200 ha. Bổ sung thêm 100 ha kho tàng và dịch vụ phục vụ cảng Liên Chiểu.

- Khu công nghiệp Đà Nẵng: khu chế xuất 62,99 ha, thu hút các ngành dệt may, giày da, đồ dùng gia đình, sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì, sản xuất hàng mỹ nghệ, đồ dùng gia đình,hàng nhựa và các sản phẩm tương tự.

- Khu công nghiệp và dịch vụ cảng Tiên Sa: 200ha, trong đó công nghiệp chế biến thuỷ hải sản chiếm 50 ha, dịch vụ và kho tàng cảng Tiên Sa chiếm 150ha.

- Khu công nghiệp, kho tàng Hòa Khương: Quy mô 300 ha, trước mắt là 150 ha, bao gồm công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sửa chữa cơ khí, kho tàng…

- Khu công nghiệp Hoà Cầm: quy mô 100 ha, tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, kho tàng hạ tầng kỹ thuật - Các cụm công nghiệp nhỏ, các quận, huyện: tổng diện tích khoảng 150 ha.

3/ Hệ thống các trung tâm và phân bố các công trình dịch vụ công cộng

- Khu trung tâm hành chính, chính trị, của thành phố: chủ yếu nằm trên các trục đường trung tâm như đường Trần Phú - Bạch Đằng, Quang Trung, Lý Tự Trọng, Lê Lợi, Lê Hồng Phong v.v…

- Hệ thống các trung tâm và mạng lưới công trình công cộng được tổ chức theo 3 cấp:

o Các công trình phục vụ cấp hàng ngày được bố trí gắn với các đơn vị

o Các công trình phục vụ cấp định kỳ được bố trí gắn với trung tâm các quận

o Các công trình công cộng không thường xuyên (cấp thành phố) được bố trí theo các trung tâm có chức năng riêng: trung râm thương mại, dịch vụ, văn hoá, các khu công viên cây xanh - thể dục thể thao, các khu du lịch, nghỉ ngơi giải trí…

4/ Tổ chức hệ thống các trung tâm chuyên ngành

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bố trí một số trung tâm chuyên ngành sau: - Trung tâm bưu chính viễn thông – Internet 2;

- Trung tâm vui chơi giải trí, sân golf;

- Trung tâm di tích lịch sử và vui chơi giải trí Ngũ Hành Sơn; - Trung tâm thể dục thể thao kết hợp công viên cây xanh;

- Trung tâm thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng; - Trung tâm y tế cấp vùng;

- Đại học quốc gia Đà Nẵng (một phần thuộc địa bàn Đà Nẵng); - Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ Miền Trung; - Trung tâm văn hoá thành phố;

- Trung tâm thương mại dịch vụ cấp thành phố; - Trung tâm y tế cấp thành phố.

5/ Các khu du lịch trọng điểm

- Vùng du lịch nghỉ mát ven biển Đông từ bán đảo Sơn Trà đến thắng cảnh Non Nước, hướng vào Hội An bao gồm các khu vực: Sơn Trà, bãi Nam, bãi Bụt, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An – Furama, Ngũ Hành Sơn – Non Nước.

- Hình thành các trục đường du lịch ven biển khu vực Vịnh Đà Nẵng kết hợp với khu du lịch Xuân Thiều – Nam Ô - Trường Định - Hải Vân: hướng ra Lăng Cô - Cảnh Dương - Bạch Mã của Huế và trục đường du lịch ven biển từ Sơn Trà hướng vào Hội An.

- Du lịch sinh thái sông: dọc các sông Hàn – Vĩnh Điện – Cô Cò, Cu Đê, Cẩm Lệ, hồ Tràng Định, hồ Đồng Nghệ…

- Du lịch tham quan: Núi Chúa, làng cá Nại Hiên, làng hoa Phước Mỹ, làng dân tộc Kơ-tu ở Bà Nà, suối Mơ, vùng vịnh Đà Nẵng – Liên Chiểu – Tiên Sa.

- Du lịch di tích lịch sử: Ngũ Hành Sơn, K20, Nghĩa Trũng, thành Điện Hải…

6/ Hệ thống công viên cây xanh - thể dục thể thao

- Nâng cấp các cơ sở hiện có như sân vận động Chi Lăng – 4,5 ha, trung tâm TDTT Nguyễn Tri Phương.

- Xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp vùng kết hợp khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh, quy mô 135 ha.

- Xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố tại Hoà Minh gắn với trung tâm TDTT quốc gia 3.

- Xây dựng trung tâm thể dục thể thao thành tích cao trong công viên đường 2/9, thuộc phường Hoà Cường quận Hải Châu.

- Xây dựng các trung tâm TDTT cấp quận huyện kết hợp công viên cây xanh tại các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và thị trấn huyện Hoà Vang. Quy mô 10-15 ha cho 1 khu.

- Xây dựng các trung tâm giải trí ở khu vực gần Bà Nà, ven sông Hàn, Mỹ Khê, Non Nước, công viên 29/3, công viên đường 2/9, công viên Hoà Cường – Khuê Trung…

- Hình thành các công viên rừng bảo tồn thiên nhiên tại Sơn Trà, Phước Tường, Bà Nà – Núi Chúa.

- Đảm bảo chỉ tiêu 10-12m2 đất cây xanh nội thị/ người.

7/ Các khu vực an ninh quốc phòng:

- Bán đảo Sơn Trà: đưa cao trình phục vụ du lịch lên 200m. Các loại hình du lịch được nghiên cứu phù hợp, kể cả du lịch lặn tại khu vực phía Nam.

- Sân bay Đà Nẵng, đề nghị mở rộng phần hàng không dân dụng Quốc tế để đảm bảo quy mô hợp lý về trang thiết bị và khả năng phục vụ.

- Sân bay Nước Mặn từng bước chuyển đổi sang mục đích phát triển du lịch.

- Cảng Hải quân cần kết hợp với cảng Tiên Sa để phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

- Kho xăng dầu Nại Hiên của công ty xăng dầu KV5, kho xăng dầu Mỹ Khê - Bắc Mỹ An; kho xăng dầu, kho ga dọc bờ Tây sông Hàn từ bảo tàng Chàm đến cầu Nguyễn Văn Trỗi cần thiết di chuyển ra khỏi trung tâm thành phố.

- Các kho bom đạn trong và ven nội thị cần có chủ trương di chuyển, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của thành phố.

- Nâng cấp các tuyến giao thông phía Tây thành phố, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng.

8/ Hệ thống rừng – các vùng bảo vệ thiên nhiên

- Hệ thống rừng đặc dụng:

o Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà: tổng diện tích tự nhiên 4.439 ha.

o Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà: tổng diện tích tự nhiên 8.437 ha.

- Hệ thống rừng phòng hộ: Diện tích 5004 ha. Rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực hồ Hoà Trung và Đồng Nghệ.

4.1.4.3. B cc quy hoch kiến trúc và cnh quan thiên nhiên

1/ Cơ sở quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị

Các khu vực kiểm soát phát triển gồm các quận nội thành và các vùng đô thị hoá, trên đó phân chia thành các đơn vị quy hoạch nhỏ hơn để quy định các chỉ tiêu quy phạm về kiến trúc và cảnh quan. Trong đó:

- Đối với 3 quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà: Việc xây dựng đô thị mang tính cải tạo là chính, giảm mật độ xây dựng, cải tạo mội trường đô thị, hạn chế xen cấy, xáo trộn;

- Đối với 2 quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu: thực hiện triệt để xây dựng theo quy hoạch, đây sẽ là các khu vực có hình thức kiến trúc của đô thị hiện đại, cao tầng, thông thoáng, tỷ lệ cây xanh cao.

2/ Định hướng quản lý kiến trúc cảnh quan thiên nhiên

- Bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước các hồ trong nội thành, vùng ven đô và mặt nước thoáng dọc các trục sông Hàn, sông Vĩnh Điện, Cu Đê, khu vực ven biển nhằm tạo ra các hành lang xanh thông thoáng cho thành phố.

- Bảo vệ tối đa các giá trị văn hoá vật chất, các di sản văn hoá lịch sử đã được xếp hạng, đặc biệt là khu vực Non Nước, bảo tàng Chàm…

- Tại các khu phố cũ: cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tăng tỉ lệ cây xanh, xen cấy các khu nhà ở cao tầng ở một số vị trí thích hợp.

- Các khu đô thị mới phải được thiết kế đảm bảo tỉ lệ cây xanh, giao thông tĩnh và các dịch vụ công cộng với tiêu chuẩn đô thị loại I.

- Quá trình đô thị hoá vùng ven đô được kiểm soát hợp lý, hình thành trung tâm các cụm xã, giữ lại và tôn tạo các làng xóm mang đậm yếu tố cảnh quan sinh thái, ngành nghề truyền thống.

- Phát triển kinh tế và mở rộng đô thị phải đảm bảo an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)