Những yêu cầu về quy hoạch phát triển và bố trí các khu chức năng đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 31 - 32)

2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1. Những yêu cầu về quy hoạch phát triển và bố trí các khu chức năng đô thị

GTVT ĐÔ TH TRONG TƯƠNG LAI

2.3.1. Những yêu cầu về quy hoạch phát triển và bố trí các khu chức năng đô thị thị

Khi quy hoạch không gian và các khu chức năng đô thị cần phải coi quy hoạch cơ sở hạ tầng là khâu quan trọng nhất. Trong quy hoạch phải hợp lý hoá không gian và các khu chức năng đô thị, từng bước hướng tới sự phân bố quan hệ đi lại trong thành phố một cách tối ưu giảm sức ép về giao thông và tạo lợi thế so sánh tương đối của các phương thức vận tải hành khách công cộng so với phương tiện vận tải cá nhân là yêu cầu quan trọng để phát triển giao thông công cộng ở 1 thành phố lớn. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phải được coi là khâu quan trọng nhất trong quy hoạch đô thị. Bởi vì đây là cơ sở để xây dựng quy hoạch các chuyên ngành khác thuộc về hạ tầng kỹ thuật đô thị. Khi quy hoạch các khu đô thị mới hay cải tạo khu đô thị cũ cần phải có câu trả lời cho các vấn đề:

- Lượng nhu cầu đi lại phát sinh thêm sẽ là bao nhiêu? Nhu cầu này sẽ được đáp ứng bằng phương tiện gì? Hệ thống đường và chỗ đỗ xe ra sao?

- Mức độ tác động đến môi trường như thế nào?

Trong đầu tư phát triển đô thị, trước hết cần phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng GTĐT, nhưng phải đảm bảo đầu tư một cách hợp lý (đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng và tiết kiệm vốn đầu tư).

Để hợp lý hoá quy hoạch không gian và các khu chức năng đô thị , từng bước hướng tới sự phân bố quan hệ đi lại trong thành phố một cách tối ưu nhằm giảm sức ép về giao thông, thì trong quy hoạch và xây dựng cần tránh xu hướng xây dựng thêm các trung tâm mới (Thương mại, văn hoá thể dục thể thao, vui chơi giải trí,…) ở các khu vực đô thị vốn đang chịu sức ép lớn về giao thông và không có khả năng nâng cao năng lực thông qua của mạng lưới đường.

Cần phải phát triển theo xu hướng chùm đô thị (đô thị hạt nhân và các khu đô thị vệ tinh). Như vậy sẽ tạo được các luồng hành khách đi lại tập trung và ổn định tạo ưu thế phát triển các phương thức vận tải hàch khách công cộng hiện đại.

Ngoài ra, quan điểm quy hoạch này sẽ tạo ra một sự phân bố các điểm phát sinh nhu cầu đi lại (các tụ điểm dân cư) và các trung tâm giao thông hợp lý đảm bảo cho việc thiết kế một mạng lưới vận tải hành khách công cộng nối liền các trung tâm và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của thị dân với chất lượng phù hợp.

Giảm thiểu hoá nhu cầu đi lại bằng phương tiện trên cơ sở phát triển mô hình các khu chức năng đô thị như là một hệ thống con mang tính độc lập tương đối có đủ nhu cầu dân sinh tối thiểu hàng ngày (học tập, phục vụ đời sống thường nhật) để hạn chế sự gia tăng nhu cầu đi lại bằng phương tiện của người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)