2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
3.2.5. Đánh giá chung
3.2.5.1. Tình trạng đường:
Do vị trí địa lý của thành phố nằm ở đoạn thắt hẹp của miền Trung, phía Đông và Đông - Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn rất dốc, vì vậy việc xây dựng mở rộng đường giao thông của Huyện Hòa Vang gặp nhiều khó khăn. Quốc lộ 1A và 14B đều chạy qua thành phố, thuận lợi cho việc vận tải liên tỉnh, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường; an toàn giao thông và tổ chức giao thông công cộng nội đô.
Đường phố trong trung tâm thành phố rất hẹp, khó có khả năng mở rộng; chất lượng đường ở khu vực các quận nội thành tương đối rốt. Ở khu vực huyện Hòa Vang, GTVT chủ yếu là đường cấp phối và đất; hệ thống cầu cống thiếu hoặc tình trạng kỹ thuật kém gây khó khăn cho lưu thông, đặc biệt trong mùa mưa.
Các nút giao thông trên địa bàn đều là giao bằng, đây là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc và xảy ra tai nạn
3.2.5.2. Tình hình giao thông công cộng của Thành phốĐà Nẵng:
Do mức thu nhập trung bình các hộ dân cư trong thành phố còn thấp, vì vậy việc tính toán mức chi phí cho nhu cầu đi lại phải trong khả năng thanh toán của mỗi hộ dân.
Mạng lưới đường trong thành phố phân bố không đều, đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch chưa ổn định, làm cho bố trí luồng tuyến phụ thuộc hoàn toàn vào mạng lưới đường hiện trạng vá khó có điều kiện bố trí mạng lưới vận
tải khách công cộng phủ khắp thành phố. Sự phân bố dân cư trên địa bàn sẽ có những biến động nhất định.
Vận tải hành khách công cộng thành phố Đà Nẵng phát triển hạn chế. Rất ít người sử dụng các phương tiện cộng cộng hiện có (dưới 1%). Các số liệu, thông tin về mục đích chuyến đi; các điều tra về đời sống thị dân, tâm sinh lý, nhu cầu …hầu như chưa được tiến hành, làm cho việc xác định chính các yếu tố đưa vào thiết kế hệ thống gặp khó khăn.
Việc gia tăng sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân là cách giải quyết nhu cầu đi lại gần như là duy nhất của mỗi người dân thành phố dẫn đến hệ quả bùng nổ phương tiện và ách tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường.
Chưa có đường dành riêng cho phát triển giao thông công cộng. Việc phát triển hệ thông giao thông công cộng đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng, đều đặn cập nhật các thông tin và điều chỉnh hoạt động của mạng lưới phù hợp với sự biến động của số lượng dân cư.
3.3. CẢNG BIỂN
Thành phố Đà Nẵng có 70km bờ biển với nhiều vị trí có thể xây dựng cảng biển. Hiện tại, trên địa bàn thành phố có 6 cảng biển lớn nhỏ, bao gồm cảng tổng hợp quốc gia, cảng tổng hợp của địa phương, các ngành, các cảng chuyên dùng.
3.3.1. Cảng tổng hợp quốc gia
Cảng tổng hợp Đà Nẵng thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý và khai thác. Đây là cảng tổng hợp lớn nhất ở miền Trung, làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hoá xuất nhập khẩu phục vụ khu vực Trung Trung Bộ. Tây Nguyên và thành phố Đà Nẵng, kể cả hàng quá cảnh của Lào. Cảng Đà Nẵng bao gồm 2 khu cảng.
1) Cảng Tiên Sa:
Cảng Tiên Sa nằm ở phía Tây bán đảo Sơn Trà. Hiện tại vẫn sử dụng 2 bến nhô dài 183m, rộng 27,4m cho 4 tàu cỡ 15.000DWT neo cập và làm hàng cùng một lúc. Tàu 20.000 – 30.000 DWT có thể vào cảng và lợi dụng triều cường. Diện tích kho kín 15.870m2, diện tích bãi 17.000m2
.
2) Cảng Sông Hàn:
Cảng Sông Hàn gồm 5 bến liền bờ dài 384m, có khả năng tiếp nhận tải tới 5.000DWT. Cầu tàu bị xuống cấp và hư hỏng nặng sau đợn lũ lịch sử năm 1999; kho bãi hẹp; thiết bị bốc xếp lạc hậu nên ảnh hưởng đến năng xuất bốc xếp hàng.
Khối lượng hàng thông qua cảng Đà Nẵng năm 2002 đạt 2,074 triệu T, trong đó có 30.800TEU.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai dự án cải tạo, nâng cấp toàn bộ cảng Đà Nẵng giai đoạn I (bao gồm cảng Tiên Sa và Sông Hàn).
Dự án mở rộng, nâng cấp cảng Tiên Sa giai đoạn 1999-2004 đã được thực hiện xong với tổng mức đầu tư 1.393 tỷ đồng (vốn JBIC) và vốn đối ứng Việt Nam. Dự án này bao gồm 3 phần:
- Xây dựng đê chắn sóng dài 250m, cải tạo 2 cầu nhô hiện hữu;
- Xây dựng bãi container, nạo vét luồng và khu vực trước bến, xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ, trang thiết bị đồng bộ, lắp đặt các thiết bị xếp dỡ;
- Cải tạo tuyến đường bộ nối cảng Tiên Sa đến QL1A, bao gồm cả cầu Tuyên Sơn và nút giao thông Hoà Cầm.
Dự án này có quy mô thiết kế đảm bảo cho tàu hàng với 30.000DWT, tàu container 20.000 DWT, nâng khả năng thông qua của cảng lên 3,6 triệu T/năm.
3.3.2. Cảng tổng hợp của địa phương, ngành.
1) Cảng Nguyễn Văn Trỗi (Công ty vận tải 234 – Quân khu V)
Tổng diện tích khu đất của cảng là 3,46 ha. Cảng gồm 4 bến với tổng chiều dài 450m, 2000m2 kho, 31.500m2 bãi chứa hàng. Cảng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000DWT, năng lực thông qua khoảng 250.000 – 300.000 T/năm. Cảng này do Quân đội quản lý và khai thác.
2) Cảng xăng dầu Mỹ khê (Công ty xăng dầu khu vực V)
Là cảng đầu mối nhập khẩu xăng dầu khu vực miền Trung. Đây là bến mềm, gồm 2 bến phao neo buộc tàu cách xa bờ khoảng 1km. Xăng dầu được đưa vào kho thông qua hệ thống bơm gồm 2 ống bơm D=215mm và 1 ống bơm D=237mm. Cảng tiếp nhận tàu có trọng tải dến 30.000DWT, năng lực 1,5 triệu T/năm. Hệ thống kho với sức chứa 45.000m3. Theo quy hoạch không gian thành phố Đà Nẵng , cảng Mỹ Khê sẽ được di dời.
3) Cảng xăng dầu Nại Hiên ( Công ty xăng dầu khu vực V)
Là cảng vừa và nhỏ, phục vụ nội địa, tiếp nhận tàu có trọng tải 3.000DWT, công suất 340.000T/năm. Hệ thống kho với sức chứa 17.300m3.
4) Cảng xăng dầu Liên Chiểu (Tổng cục Hậu cần - BQP)
Là cảng trung chuyển xăng dầu của quân đội cho khu vực miền Trung. Cảng gồm 2 bến phao neo buộc tàu. Xăng dầu được đưa vào kho thông qua 2 hệ thống bơm gồm 2 ống bơm D=215mm và 2 ống bơn D=273mm. Cảng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 7.000DWT, năng lực 1triệu T/năm.
3.4. ĐƯỜNG SÔNG
Thành phố Đà Nẵng có 13 đoạn sông với tổng chiều dài 162,7km, trong đó mới khai thác và quản lý 101,9km. Chỉ có duy nhất 5,4 km Sông Hàn do Cảng vụ Đà Nẵng quản lý, còn lại do địa phương quản lý. Hiện trạng các đoạn sông như sau:
1) Sông Cẩm Lệ: Tính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến Ngã ba sông Yên, chiều dài
11,43km, bề rộng sông lớn nhất 505m và nhỏ nhất 150m. Hiện tại sông đạt tiêu chuẩn cấp V, thông thường chỉ có thuyền 5-20T qua lại.
2) Sông Tuý Loan: Điểm đầu Km0 tính từ ngã ba sông Yên, điểm cuối là cầu An
Lợi dài 14,4km, chỗ rộng nhất 80m và hẹp nhất là 20m, sông đạt tiêu chuẩn cấp VI. Hai bên bời nhiều khu vực bị xói lở, lòng sông cạn không đều, chỉ cho thuyền từ 1- 5T qua lại.
3) Sông Vĩnh Điện: Điểm đầu từ Km0 tại ngã ba sông Cẩm Lệ - Vĩnh Điện, điểm
cuối đến cầu Tứ Câu, dài 11,03km, rộng từ 70-100m, sông đạt tiêu chuẩn cấp VI. Hai bên bờ bị xói lở nhiều.
4) Sông Bầu Xấu: Sông còn có tên là Quá Giáng, điểm đầu từ Km8+575 của Sông
Cẩm Lệ, điểm cuối là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam dài 4,02km. Bề rộng sông từ 20-40m. Độ sâu tương đối đều, lòng sông bị xói lở nhiều. Trên sông thường xuyên có các loại ghe nhỏ qua lại.
5) Sông Hoà Nhơn: Điểm đầu Km0 tại sông Tuý Loan có lý trình là Km5+393,7 và
điểm cuối tại thôn Phú Hạ xã Hoà Sơn, chảy qua các vùng thuộc xã Hoà Sơn và Hoà Nhơn. Sông hẹp, chiều rộng bình quân 8-10m.
6) Sông Cầu Biện: Điểm đầu Km0 tại ngã ba sông Vĩnh Điện, điểm cuối đến chân
Cầu Biện trên tỉnh lộ 603 dài 3,97km, bền rộng trung bình từ 30-40m, lòng sông xâu nhưng có nhiều lau sậy, có đập chắn ngang nên thuyền, bè hầu như không đi lại được.
7) Sông Lỗ Giáng: Bắt đầu từ sông Vĩnh Điện qua sông Cẩm Lệ dại 2,3km, chiều
Sông ngòi Đà Nẵng có chung đặc điểm của sông ngòi miền Trung, đó là: Không tạo mạng liên hoàn, hầu hết đều có hướng chảy từ Tây sang Đông, do đặc điểm địa hình nên độ dốc lòng sông lớn, về mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô sông cạn kiệt, gây hạn chế cho vận tải hàng hoá, hành khách. Trên các luồng tuyến nhiều chỗ có đá ngầm, đập ngăn làm cản trở lưu thông; bờ sông có nhiều chỗ bị sụt lở, gây khó khăn cho việc xây dựng các bến sông.
3.5. ĐƯỜNG SẮT
Thành phố Đà Nẵng có đoạn tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua, dài 42km theo chỉ giới hành chính của thành phố, về phía Bắc ranh giới với tỉnh Thừa Thiên Huế là đỉnh hầm đường sắt số 3 (km 766), phía Nam ranh giới với tỉnh Quảng Nam tại Km 808. Dọc đường có các ga để phục vụ hành khách và bốc dỡ hàng hoá, trạm đỉnh đèo (km766): Đỗ tàu kiểm tra hãm và cắt máy đẩy phụ.
1) Ga Hải Vân Nam: Km 771+600, ga có 4 đường (có 1 đường cụt) và nhà ga
235m2. Ga Kim Liên: Km 776+800, ga có 5 đường và 1 đường cụt điều dẫn và nhà ga 278m2. Ga Kim Liên có bốc dỡ hàng phục vụ các cơ sở sản xuất và kho tàng xung quanh.
2) Ga Thanh Khê: Km 778+300 và Km 792+700. Ga có 2 đường và 1 nhà ga
200m2. Ga có đường vòng cho tàu chạy thẳng.
3) Ga Đà Nẵng: là một ga khu đoạn lớn, ga cụt, nằm sâu trong thành phố. Ga có 17
đường, 1 nhà ga 1000m2. Tại ga có Xí nghiệp đầu máy, Xí nghiệp toa xe, bãi bốc dỡ hàng và một số cơ sở khác như Xí nghiệp thông tin, tín hiệu; Xí nghiệp cầu đường, khách sạn dịch vụ. Ga có nhiệm vụ lập 1 số đôi tàu khách và tàu hàng chạy liên tuyến đến Đồng Hới và Quy Nhơn. Là ga thay đầu máy kéo cho các đoàn tàu khách và tàu hàng chạy suốt Bắc Nam.
4) Ga Lệ Trạch: Km 804+100. Ga có 3 đường và 1 nhà Ga 200m2.
Đánh giá chung:
Từ sau ngày giai phóng miền nam 1975,thành phố Đà Nẵng đã được mở rộng, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh và phát triển. Từ chỗ hệ thồng đường sắt chạy ven thành phố, nay trở thành chạy sâu trong các khu dân cư. Với ga Đà Nẵng hiện tại nằm trong trung tâm thành phố và là ga cụt. Vì thế:
- Tốc độ chạy tàu chỉ hạn chế từ 30-40km/h, không cho phép cao hơn.
- Tàu hoả giao cắt mặt bằng với nhiều đường phố, trở ngại cho giao thông đô thị. Là ga cụt nên những đoàn tàu chạy qua ga Đà Nẵng số lần giao cắt sẽ tăng lên
gấp đôi, càng trở ngại cho giao thông đô thị, dễ ùn tắc và tai nạn, số lượng giao cắt cụ thể như sau: Từ ga Kim Liên (km771+550) đến ga Lệ trạch (Km 804+100) dài 32,55km hiện tại có 11 giao cắt; theo quy hoạch thành phố sẽ là 19 giao cắt , chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố.
- Cùng với lượng vận tải gia tăng, số đôi tàu đi đến ga Đà Nẵng sẽ càng nhiều, những ảnh hưởng dến giao thông và mội trường đô thị như trên cũng sẽ tăng lên. - Theo nghiên cứu của JICA năm 1995, quy hoạch phát triển ngành đường sắt đến