Các phương thức ra quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 40 - 42)

2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.5.3. Các phương thức ra quyết định

2.5.3.1. Phân tích hp lý hay "tiếp cn không định hướng"?

Các nghiên cứu chính sách trước đây nhấn mạnh hai phương thức tuyệt đối để ra quyết định: một phương thức mang tính phân tích, hợp lý để chắc chắn dẫn đến một giải pháp "đúng đắn" và một phương thức ít chuyên nghiệp hơn thường được gọi là "tiếp cận không định hướng" theo đó các mục tiêu không bao giờ được nêu ra, việc khắc phục chỉ được đưa ra khi cần thiết, và các quyết định quan trọng hơn phụ thuộc vào kết quả tranh giành quyền lực giữa các nhóm quyền lợi. Mặc dù mô hình thứ hai này hiện nay có thể thấy ở rất nhiều thành phố nhưng nó không hiệu quả trong việc đối phó với các thách thức về tính không bền vững mà chúng ta đang gặp phải. Tương tự như vậy, phụ thuộc tuyệt đối vào việc phân tích sẽ không thích hợp nếu các ưu tiên không giống nhau và các kết quả không chắc chắn.

2.5.3.2. Nhng cách tiếp cn nào đã được s dng?

Cách thức các thành phố ra quyết định không giống nhau, tuy nhiên các cách thức này thay đổi và phát triển theo thời gian chứ không được quy định chính thức. Trong các cuộc khảo sát ở châu Âu người ta đã đưa ra ba cách tiếp cận: theo tầm nhìn, theo quy hoạch và theo sự đồng thuận.

Cách tiếp cận theo tầm nhìn chiến lược là: một cá nhân (thường là Thị trưởng hoặc lãnh đạo Uỷ ban) có một quan điểm rõ ràng về mô hình tương lai của thành phố theo ý họ mong muốn cùng các công cụ chính sách cần thiết để đạt được mô hình đó. Sau đó tập trung vào thực hiện sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Chỉ một số ít thành phố có được nhà lãnh đạo có tầm nhìn như thế nhưng những bằng chứng trong quá khứ cho thấy rằng những thành phố đó đã có nhiều bước tiến nhất. Cách tiếp cận theo quy hoạch nêu ra các mục tiêu và các vấn đề, có thể trong phạm vi tầm nhìn chiến lược, theo một trình tự thủ tục để xác định giải pháp khả thi cho các vấn đề và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Trong cách tiếp cận theo mục tiêu, trước hết thành phố sẽ xác định các mục tiêu tổng thể. Làm rõ các vấn đề còn tồn tại là do các điều kiện hiện tại hay điều kiện dự báo trong tương lai không đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Các vấn đề này được đem ra thảo luận giữa các bên hữu quan để thu nhận các ý kiến phản hồi của họ. Sau đó, các mục tiêu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Điểm hạn chế chính của cách tiếp cận này đó là nhiều chính trị gia và các thành viên của công chúng không quen với khái niệm mục tiêu trừu tượng (ví dụ như cải thiện khả năng tiếp cận) so với những vấn đề cụ thể (ví dụ như trung tâm việc làm gần nhất cách 50 phút). Có hai hình thức là: Cách tiếp cận dựa trên mục tiêu và Cách tiếp cận hướng tới vấn đề.

Trong cách tiếp cận hướng tới sự đồng thuận, các bên có liên quan thảo luận nhằm đạt được sự nhất trí đối với từng giai đoạn của cách tiếp cận hướng tới quy hoạch. Lý tưởng nhất là đạt được sự thống nhất về các mục tiêu đề ra và tầm quan trọng của các mục tiêu; các vấn đề phải giải quyết và tính nghiêm trọng của vấn đề; cần xem xét, cân nhắc các công cụ chính sách và tính phù hợp; việc lựa chọn các công cụ chính sách và tính phù hợp; việc lựa chọn các công cụ chính sách có thể đáp ứng tốt nhất mục tiêu; và làm thế nào để kết hợp các công cụ chính sách vào chiến lược tổng thể và thực hiện chúng. Trên thực tế, các bên chủ yếu nhằm đạt được sự nhất trí về lựa chọn các công cụ chính sách, tuy nhiên, điều này có thể cải thiện đáng kể nếu đồng thời cân nhắc giữa các mục tiêu và các vấn đề.

2.5.3.3. Thành ph chp thun cách tiếp cn nào?

Cách tiếp cận phổ biến nhất là kết hợp giữa tiếp cận hướng tới quy hoạch và đồng thuận để ra quyết định. Cách tiếp cận tập trung chủ yếu vào quy hoạch và tầm nhìn được ít thành phố thực hiện nhất

2.5.3.4. Cách tiếp cn nào là tt nht

Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy một vài hạn chế. Cách tiếp cận theo tầm nhìn chiến lược phụ thuộc đáng kể vào một

Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, nếu vị Lãnh đạo này không còn làm việc cho tổ chức nữa, việc chấm dứt chiến lược là khó có thể tránh khỏi. Cách tiếp cận hướng tới quy hoạch thì phụ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia, mà chính họ lại có thể không nhận ra sự cần thiết phải có các chính trị gia và các bên hữu quan, cách tiếp cận nhằm đạt được sự đồng thuận có thể dẫn đến sự chậm thễ hoặc trì trệ, trừ phi các bên có thể nhanh chóng đạt được thoả thuận chung và duy trì thoả thuận đó. Vì vậy, không ngạc nhiên khi hầu hết các thành phố thực hiện cách tiếp cận tổng hợp. Mô hình dưới đây là một ví dụ về cách tiếp cận tuần hoàn, trong đó tầm nhìn, mục tiêu và vấn đề được xác định thông qua trao đổi thảo luận, được sử dụng để xây dựng chiến lược, được rà soát lại từ kinh nghiệm thực hiện.

Vì vậy, đối với Đà Nẵng tốt nhất là kết hợp các cách tiếp cận để tạo ra cách tiếp cận phù hợp nhất với điều kiện của thành phố, thực hiện và duy trì cách tiếp cận đó, từ đó xây dựng chiến lược cho tương lai.

Hình2.1. Cách tiếp cận tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu các luận cứ khoa học lập quy hoạch giao thông vận tải thành phố Ðà Nẵng hướng đến sự phát triển bền vững (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)