Kiến nghị đối với lãnh đạo ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 93 - 97)

5. Kết cấu của Luận văn

4.3.3. Kiến nghị đối với lãnh đạo ngân hàng thương mại

Lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro lãi suất.Để đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung, lãnh đạo các ngân hàng cần họp bàn đưa ra ý kiến chung khi cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh nghiệm cũng như mô hình quản lý TSN - TSC. Nếu một ngân hàng không

thực hiện tốt công tác quản trị TSN -TSC sẽ dễ dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả của nó có thể làm sói mòn niềm tin của người dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống.

Ngoài ra, các NHTMCP cần tìm kiếm 1 phần mềm quản trị rủi ro thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể bao quát và giảm thiểu rủi ro nhằm đề ra phương án kinh doanh hiệu quả.

Đối với các Ngân hàng chưa đủ điều kiện về tài chính hay quy mô hoạt động chưa cần phải mua phần mềm quản trị TSN -TSC, có thể xây dựng mô hình quản lý riêng cho tùy từng đặc điểm ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Với một số định hướng, giải pháp, kiến nghị tham khảo trong chương 4, tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro lãi suất , giúp các NHTM đặc biệt là NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên có thể xây dựng một mô hình quản lý rủi ro lãi suất phù hợp với đặc điểm của ngân hàng nhằm hạn chế ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Đối với ngành Ngân hàng, hội nhập có thể mang đến cho các ngân hàng Việt Nam cơ hội trong việc học hỏi , tiếp thu kinh nghiệm quản lý cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến , đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ từ những quốc gia có nền tài chính phát triển. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức:

Thứ nhất : Càng tiến bộ về trình độ khoa học, đa dạng sản phầm tài chính ngân hàng thì mức độ rủi ro ngày càng lớn.

Thứ hai: Môi trường tài chính quốc tế biến động không ngừng và khó kiểm soát, rất dễ xảy ra phản ứng domino.

Thứ ba: Thiếu kinh nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Do đó, song song với mục tiêu phát triển toàn diện thì quản lý tốt rủi ro để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các NHTM.

Đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên” giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về quản lý rủi ro lãi suất giúp người đọc hiểu được bản chất lý thuyết của công tác quản lý rủi ro lãi suất và chuẩn mực quản lý rủi ro lãi suất theo phương pháp Basel 2 . Bên cạnh đó, qua khảo sát thực trạng tình hình quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là Agribank TP Thái Nguyên. Luận văn đã giới thiệu và đánh giá một cách khách quan thực trang công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Agribank TP Thái Nguyên và đề xuất những giải pháp thực hiện quản lý rủi ro lãi suất cũng như một số kiến nghị cần thiết cho công tác quản lý rủi ro lãi suất với cấp trên.

Với những thông tin khá đầy đủ và cập nhật về quản lý rủi ro lãi suất mà đề tài đưa ra hy vọng sẽ giúp ích cho các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước, các NHTM cũng như Agribank TP Thái Nguyên trong việc nghiên cứu , định hướng và triển khai công tác quản lý rủi ro lãi suất cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời hướng tới đáp ứng được các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng tài chính Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Dù vậy, quản lý rủi ro lãi suất là một vấn đề rộng cả về mặt lý luận cũng như các khía cạnh áp dụng vào thực tế. Không có một phương pháp quản lý rủi ro lãi suất duy nhất và bất biến cho các NHTM bởi lẽ chính bản thân rủi ro lãi suất cũng không ngừng thay đổi và xuất hiện dưới những hình thức mới khó lường trước được. Vì vậy, nghiên cứu và áp dụng quản lý rủi ro lãi suất sẽ tồn tại và phát triển song song với quá trình phát triển của ngành Ngân hàng tài chính.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của TS. Tô Ánh Dương -Viện kinh tế Việt Nam, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các NHTMCP Việt Nam nói chung của Agribank TP Thái Nguyên nói riêng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên qua các năm 2009, 2010, 2011.

2. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TPHCM.

3. TS. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TPHCM.

4. Một số quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

5. Một số tài liệu, bài viết có liên quan từ mạng Internet. 6. Một số Website : www.gov.vn, www.agribank.com.vn...

7. Quy chế hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

10.PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 93 - 97)