5. Kết cấu của Luận văn
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro lãi suất ngân hàng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1. Tổng quan công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
3.1.1. Chính sách quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại
Trong môi trường tài chính, cơ chế lãi suất tự do sẽ đảm bảo cho ngân hàng linh hoạt hơn trong chiến lược phát triển của mình khi thực hiện nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngân hàng, lựa chọn cơ cấu lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên một cơ chế lãi suất tự do sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tự do hóa lãi suất cũng đồng nghĩa với lãi suất sẽ bị điều chỉnh bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi đó sự tác động của các lực lượng thị trường này (quan hệ cung cầu) sẽ gây nên sự biến đổi liên tục, thất thường và khó dự báo, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lãi suất lớn. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm trong công tác quản trị ngân hàng bên cạnh rủi ro tín dụng, thanh khoản.
Ở Việt Nam, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thức về rủi ro lãi suất, một số ngân hàng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO), Sử dụng một số biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất như các biện pháp phòng ngừa nội bảng, thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất. Tuy nhiên những biện pháp này đã bị coi là “lạc hậu” ở các nước phát triển, trong khi những công cụ hiện đại như các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn) thì chưa được các ngân hàng sử dụng phổ biến trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Thực tế xây dựng và điều hành lãi suất tại các NHTM còn nhiều bất cập cả về nội dung, chính sách, cơ chế quản lý và phương thức vận hành để thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường cụ thể:
Hầu hết các NHTM VN hiện nay quản lý lãi suất dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như : Lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, quy định sàn lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý và có lãi. Các chi nhánh khi cho vay lãi suất thấp nhất tối thiểu bằng sàn quy định. Cụ thể, đối với lãi suất huy động, các NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế lãi suất trần ( %/ năm). Căn cứ vào chính sách lãi suất của NHNN, ban điều hành của các NHTM quy đinh cụ thể trần lãi suất đối với các kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng. Tùy theo tình hình lãi suất trên địa bàn, các chi nhánh NHTM thỏa thuận áp dụng mức lãi suất cao hơn với một số khách hàng quan trọng, tuy nhiên mức lãi suất áp dụng không được cao hơn lãi suất của các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn, và phải được sự phê duyệt của hội sở chính. Đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, ban điều hành ấn định mức lãi suất chung cho toàn hệ thống.
Đối với lãi suất cho vay khách hàng, các ngân hàng quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn dựa trên mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ, bên cạnh các mức lãi suất cho vay thông thường cũng quy định các mức lãi suất ưu đãi.
Quản lý RRLS liên hệ chặt chẽ với hệ thống định giá điều chuyển vốn của một NHTM. Các NHTMVN thực hiện quản lý vốn nội bộ theo cơ chế điều hòa vốn, các chi nhánh (CN) thừa vốn HSC mua và bán lại cho các CN thiếu vốn. Các NHTM tổ chức việc hạch toán chi tiết đến cấp CN, mỗi CN đều có bảng cân đối kế toán riêng, dựa trên cấu trúc hệ thống tài khoản và khuôn dạng báo cáo quản lý thống nhất do HSC quy định. Chi nhánh mở các tài khoản điều chuyển vốn tại HSC theo các loại ngoại tệ và mục đích sử dụng vốn khác nhau,ví dụ:
Tài khoản điều chuyển vốn trong kế hoạch( ngắn hạn, trung dài hạn) Tài khoản điều chuyển vốn ngoài kế hoạch(ngắn hạn, trung dài hạn) Tài khoản điều chuyển vốn thanh toán khác
Tài khoản điều chuyển vốn các dự án cho vay cụ thể
Tài khoản điều chuyển vốn các mục đích nội bộ ( ví dụ: mua sắm tài sản cố định, dự phòng rủi ro…)
Để theo dõi và hạch toán đối ứng, HSC cũng mở các tài khoản điều chuyển vốn của từng CN, chi tiết theo từng loại ngoại tệ và mục đích sử dụng. Tài khoản điều chuyển vốn về bản chất chỉ là tài khoản tiền gửi thanh toán của CN mở tại HSC để hạch toán các giao dịch thanh toán( tương tự như tài khoản Nostro, Vostro giữa các định chế tài chính). Đối với nhiều NHTM Việt Nam, tài khoản điều chuyển vốn chính là cơ sở cho việc tính toán giá điều chuyển vốn giữa HSC và CN trong quan hệ cung cầu về vốn . Theo đó, các NHTM áp dụng cơ chế điều hành lãi suất điều chuyển vốn theo hướng một giá: Các chi nhánh đều áp dụng chung một mức lãi suất điều chuyển vốn đối với phần chênh lệch thừa hoặc thiếu vốn. Cơ chế này cho phép các NHTM cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo địa bàn, những nơi có khả năng và lợi thế huy động nguồn vốn với chi phí đầu và rẻ sẽ được ưu tiên khuyến khích hơn, đồng thời cũng đơn giản, dễ dàng trong việc tính toán và kiểm soát lãi điều chuyển vốn nội bộ. Tuy nhiên, cơ chế này không khuyến khích các chi nhánh huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hoặc các công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu vì đây là những nguồn vốn có lãi suất cao. Điều này có thể gây khó khăn cho NHTM VN khi thực hiện các giải pháp điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn và triển khai các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi.
3.1.2. Các công cụ quản lý rủi ro lãi suất
Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất.
Thực hiện duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM ổn định
NIM hệ số chênh lệch lãi thuần = [(Thu nhập lãi -Chi phí lãi) / Tổng TSC sinh lời] * 100
Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn, thì NIM sẽ bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất lớn.
Các ngân hàng cũng sử dụng công cụ khe hở kỳ hạn, theo đó các tài sản của Ngân hàng được phân loại vào các thang kỳ hạn tương ứng, dựa trên kỳ định giá lại.
Dựa trên những tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất, các ngân hàng điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (thông qua điều chỉnh tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm lãi suất) căn cứ vào những về dự đoán biến động lãi suất thị trường.
Tuy nhiên, việc sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất có một số hạn chế. Thứ nhất, nó đòi hỏi ngân hàng phải dự đoán đúng được chiều hướng thay đổi của lãi suất, nhưng khả năng này rất thấp, nhất là trong môi trường hiện nay, lãi suất biến đổi liên tục. Hơn nữa, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất thị trường thay đổi với những tốc độ khác nhau.
Thứ hai, sự lụa chọn thời gian để phân tích là tùy theo kinh nghiệm, quan điểm và sự nhạy cảm trong quản lý rủi ro của từng ngân hàng.
Thứ ba, quản lý khe hở nhạy cảm không nhằm mục đích bảo vệ giá trị tài sản có và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng ( chỉ trú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn mà không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn).
Và cuối cùng, quản lý rủi ro thông qua khe hở lãi suất không đưa ra được một con số cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng.
Biểu đồ độ lệch đối với TSN-TSC, thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Biểu đồ độ lệch được lập đơn giản
bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN- TSC theo kỳ hạn tái định giá.
Sử dụng các công cụ thời lượng và thời lượng điều chỉnh (Duration and Modified Duration), đặc biệt là công cụ VaR cho phép đo lường mức độ tổn thất ngân hàng gặp phải từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức tổn thất tối đa, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Các ngân hàng này cũng đang từng bước nghiên cứu và áp dụng phương pháp phân tích kịch bản (Scenario Analysis) tính toán sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất thay đổi, phương pháp Thử nghiệm khủng hoảng (Stress Testing) giả định tình huống thị trường gặp phải khủng hoảng thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng cao...
Sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro lãi suất là một biện pháp tiên tiến và rất hiệu quả. Dù vậy hoạt động này vẫn chưa được các NHTM Việt Nam phát triển mạnh.
3.1.3. Vai trò của các bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách
Rủi ro lãi suất được quản lý chuyên trách bởi bộ phận quản lý rủi ro thị trường trong ngân hàng. Bên cạnh đó, bộ phận Quản lý tài sản nợ - tài sản có cũng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý rủi ro thị trường trong công tác quản lý rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, vai trò của các bộ phận này tại các NHTM Việt Nam hiện rất mờ nhạt, chủ yếu dừng ở việc theo dõi, giám sát việc tuân thủ chính sách lãi suất của ngân hàng, tính toán các mức lãi suất điều hòa vốn nội bộ, giá trị chịu rủi ro của danh mục tài sản hiện có…. Mọi hoạt động của các bộ phận này đều dựa trên trạng thái tĩnh của bảng cân đối kế toán, đồng thời mang tính hậu kiểm, do vậy chưa phát huy hiệu quả đồng thời tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.
3.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên
3.2.1. Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên
3.2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Từ vị trí địa lí trên có thể nói Thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi như giao thông, đồng thời lại tiếp giáp với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước là thủ đô Hà Nội.
Thành phố Thái Nguyên từ một thị xã nhỏ bé gồm 4 khu phố, 2 thị trấn và 6 xã với 140.000 dân. Ngày 19/10/1962, thị xã Thái Nguyên (tỉnh lỵ Thái Nguyên) được Nhà nước nâng cấp thành thành phố; 6 xã của huyện Đồng Hỷ là Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm được nhập vào thành phố Thái Nguyên. Năm 1985, các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lương của huyện Đồng Hỷ được cắt về thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ tiếp nhận xã Đồng Bẩm, phố Chiến Thắng, thị trấn Trại Cau của thành phố Thái Nguyên. Năm 2008, hai xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ lại được chuyển về thành phố Thái Nguyên. Năm 2011 Chính phủ ký quyết định thành lập phường Tích Lương trên cơ sở xã Tích Lương, nâng tổng số phường của Thành phố Thái Nguyên lên 19 phường.
Thị xã Thái Nguyên từng là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời gian tồn tại Khu tự trị này (1956-1975). Đây cũng là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Khi thành lập tỉnh Bắc Thái (1965 - 1996), Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị tỉnh Bắc Thái. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, Thái Nguyên lại là tỉnh lị tỉnh Thái Nguyên như cũ. Từ ngày 17 đến 19/10/2010 Thành phố Thái Nguyên tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ công nhận Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và kỷ niệm 48 năm thành lập thành phố.
- Về khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.
- Về tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, lầy yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
+ Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp
và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua
+ Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn
+ Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
Các đặc điểm kinh tế- xã hội của Thành phố Thái Nguyên.
Thành phố Thái Nguyên đạt được một số thành tựu về phát triển kinh tế xã hội như: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đều ở các ngành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công - Nông - Lâm nghiệp và dịch vụ; đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện: GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 29,5 triệu đồng/ người/năm... Nhìn chung GDP bình quân đầu người ở mức trung bình so với mức bình quân đầu người của cả nước song cũng đã có những bước tiến đáng kể.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (theo giá 1994) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2010. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng đạt 1.676 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2010; dịch vụ đạt 1.304,8 tỷ đồng,