Các công cụ quản lýrủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Các công cụ quản lýrủi ro lãi suất

Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất.

Thực hiện duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM ổn định

NIM hệ số chênh lệch lãi thuần = [(Thu nhập lãi -Chi phí lãi) / Tổng TSC sinh lời] * 100

Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư, hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn, thì NIM sẽ bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất lớn.

Các ngân hàng cũng sử dụng công cụ khe hở kỳ hạn, theo đó các tài sản của Ngân hàng được phân loại vào các thang kỳ hạn tương ứng, dựa trên kỳ định giá lại.

Dựa trên những tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất, các ngân hàng điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (thông qua điều chỉnh tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm lãi suất) căn cứ vào những về dự đoán biến động lãi suất thị trường.

Tuy nhiên, việc sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất có một số hạn chế. Thứ nhất, nó đòi hỏi ngân hàng phải dự đoán đúng được chiều hướng thay đổi của lãi suất, nhưng khả năng này rất thấp, nhất là trong môi trường hiện nay, lãi suất biến đổi liên tục. Hơn nữa, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất thị trường thay đổi với những tốc độ khác nhau.

Thứ hai, sự lụa chọn thời gian để phân tích là tùy theo kinh nghiệm, quan điểm và sự nhạy cảm trong quản lý rủi ro của từng ngân hàng.

Thứ ba, quản lý khe hở nhạy cảm không nhằm mục đích bảo vệ giá trị tài sản có và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng ( chỉ trú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn mà không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn).

Và cuối cùng, quản lý rủi ro thông qua khe hở lãi suất không đưa ra được một con số cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng.

Biểu đồ độ lệch đối với TSN-TSC, thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Biểu đồ độ lệch được lập đơn giản

bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN- TSC theo kỳ hạn tái định giá.

Sử dụng các công cụ thời lượng và thời lượng điều chỉnh (Duration and Modified Duration), đặc biệt là công cụ VaR cho phép đo lường mức độ tổn thất ngân hàng gặp phải từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức tổn thất tối đa, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Các ngân hàng này cũng đang từng bước nghiên cứu và áp dụng phương pháp phân tích kịch bản (Scenario Analysis) tính toán sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất thay đổi, phương pháp Thử nghiệm khủng hoảng (Stress Testing) giả định tình huống thị trường gặp phải khủng hoảng thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng cao...

Sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro lãi suất là một biện pháp tiên tiến và rất hiệu quả. Dù vậy hoạt động này vẫn chưa được các NHTM Việt Nam phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 44 - 46)