Chính sách quản lýrủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.1. Chính sách quản lýrủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Trong môi trường tài chính, cơ chế lãi suất tự do sẽ đảm bảo cho ngân hàng linh hoạt hơn trong chiến lược phát triển của mình khi thực hiện nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngân hàng, lựa chọn cơ cấu lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên một cơ chế lãi suất tự do sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tự do hóa lãi suất cũng đồng nghĩa với lãi suất sẽ bị điều chỉnh bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi đó sự tác động của các lực lượng thị trường này (quan hệ cung cầu) sẽ gây nên sự biến đổi liên tục, thất thường và khó dự báo, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lãi suất lớn. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm trong công tác quản trị ngân hàng bên cạnh rủi ro tín dụng, thanh khoản.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thức về rủi ro lãi suất, một số ngân hàng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO), Sử dụng một số biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất như các biện pháp phòng ngừa nội bảng, thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất. Tuy nhiên những biện pháp này đã bị coi là “lạc hậu” ở các nước phát triển, trong khi những công cụ hiện đại như các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn) thì chưa được các ngân hàng sử dụng phổ biến trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thực tế xây dựng và điều hành lãi suất tại các NHTM còn nhiều bất cập cả về nội dung, chính sách, cơ chế quản lý và phương thức vận hành để thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường cụ thể:

Hầu hết các NHTM VN hiện nay quản lý lãi suất dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như : Lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, quy định sàn lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý và có lãi. Các chi nhánh khi cho vay lãi suất thấp nhất tối thiểu bằng sàn quy định. Cụ thể, đối với lãi suất huy động, các NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế lãi suất trần ( %/ năm). Căn cứ vào chính sách lãi suất của NHNN, ban điều hành của các NHTM quy đinh cụ thể trần lãi suất đối với các kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng. Tùy theo tình hình lãi suất trên địa bàn, các chi nhánh NHTM thỏa thuận áp dụng mức lãi suất cao hơn với một số khách hàng quan trọng, tuy nhiên mức lãi suất áp dụng không được cao hơn lãi suất của các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn, và phải được sự phê duyệt của hội sở chính. Đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, ban điều hành ấn định mức lãi suất chung cho toàn hệ thống.

Đối với lãi suất cho vay khách hàng, các ngân hàng quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn dựa trên mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ, bên cạnh các mức lãi suất cho vay thông thường cũng quy định các mức lãi suất ưu đãi.

Quản lý RRLS liên hệ chặt chẽ với hệ thống định giá điều chuyển vốn của một NHTM. Các NHTMVN thực hiện quản lý vốn nội bộ theo cơ chế điều hòa vốn, các chi nhánh (CN) thừa vốn HSC mua và bán lại cho các CN thiếu vốn. Các NHTM tổ chức việc hạch toán chi tiết đến cấp CN, mỗi CN đều có bảng cân đối kế toán riêng, dựa trên cấu trúc hệ thống tài khoản và khuôn dạng báo cáo quản lý thống nhất do HSC quy định. Chi nhánh mở các tài khoản điều chuyển vốn tại HSC theo các loại ngoại tệ và mục đích sử dụng vốn khác nhau,ví dụ:

Tài khoản điều chuyển vốn trong kế hoạch( ngắn hạn, trung dài hạn) Tài khoản điều chuyển vốn ngoài kế hoạch(ngắn hạn, trung dài hạn) Tài khoản điều chuyển vốn thanh toán khác

Tài khoản điều chuyển vốn các dự án cho vay cụ thể

Tài khoản điều chuyển vốn các mục đích nội bộ ( ví dụ: mua sắm tài sản cố định, dự phòng rủi ro…)

Để theo dõi và hạch toán đối ứng, HSC cũng mở các tài khoản điều chuyển vốn của từng CN, chi tiết theo từng loại ngoại tệ và mục đích sử dụng. Tài khoản điều chuyển vốn về bản chất chỉ là tài khoản tiền gửi thanh toán của CN mở tại HSC để hạch toán các giao dịch thanh toán( tương tự như tài khoản Nostro, Vostro giữa các định chế tài chính). Đối với nhiều NHTM Việt Nam, tài khoản điều chuyển vốn chính là cơ sở cho việc tính toán giá điều chuyển vốn giữa HSC và CN trong quan hệ cung cầu về vốn . Theo đó, các NHTM áp dụng cơ chế điều hành lãi suất điều chuyển vốn theo hướng một giá: Các chi nhánh đều áp dụng chung một mức lãi suất điều chuyển vốn đối với phần chênh lệch thừa hoặc thiếu vốn. Cơ chế này cho phép các NHTM cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo địa bàn, những nơi có khả năng và lợi thế huy động nguồn vốn với chi phí đầu và rẻ sẽ được ưu tiên khuyến khích hơn, đồng thời cũng đơn giản, dễ dàng trong việc tính toán và kiểm soát lãi điều chuyển vốn nội bộ. Tuy nhiên, cơ chế này không khuyến khích các chi nhánh huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hoặc các công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu vì đây là những nguồn vốn có lãi suất cao. Điều này có thể gây khó khăn cho NHTM VN khi thực hiện các giải pháp điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn và triển khai các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)