5. Kết cấu của Luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm của Hồng Kông
Tại Hồng Kông, cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính là Cơ quan Quản lý tiền tệ Hồng Kông ( Hong Kong Monetary Authority). Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông quy định các biện pháp thận trọng áp dụng cho tất cả các tổ chức tài chính, trên cơ sở các quy định của Ủy ban Basel, trong đó có các quy định về:
- Cấp giấy phép hoạt động.
- Quy định về các chức danh quản trị, gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ về khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng….
+ Về tỷ lệ khả năng chi trả:
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông quy định TCTD phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo phương pháp xác định tỷ lệ giữa TSC động so với TSN phải thanh toán trong 30 ngày, Phương pháp này giống như quy định của Cơ quan giám sát tài chính Anh (FSA).
Theo đó, TSC động bao gồm: Tiền giấy và xu,vàng,bạc,đá quý,phần tiền gửi tại TCTD khác lớn hơn phần tiền gửi nhận của TCTD khác có kỳ hạn dưới 01 tháng, hối phiếu xuất khẩu phải trả trong 01 tháng, chứng khoán dễ bán trên thị trường,….và các TSC khác có kỳ hạn dưới 01 tháng dễ chuyển đổi thành tiền mặt. TSN bao gồm các khoản phải trả trong 01 tháng.
mình trên cơ sở cân đối được dòng tiền của mình và chỉ phải giữ lại một lượng tài sản thanh khoản cho việc cân đối. Phương pháp này khuyến khích các TCTD nâng cao quy trình cân đối thanh khoản và đạt được lợi ích kinh tế do không phải nắm giữ quá nhiều TSC động, tốn kém chi phí.
Ngoài tỷ lệ khả năng chi trả nói trên, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông yêu cầu các TCTD phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý khả năng chi trả nội bộ. Theo phương pháp lưu chuyển dòng tiền nói trên, các TCTD phải xây dựng hệ thống và quy trình quản lý khả năng chi trả nội bộ về:
Quản lý dòng tiền hàng ngày trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường.
Thực hiện phân tích dòng tiền định kỳ thường xuyên.
Xây dựng các giả định hợp lý để trên cơ sở đó phân tích dòng tiền. TCTD phải đánh giá và kiểm soát yêu cầu cấp vốn bằng cách xây dựng danh mục các dòng tiền đến hạn, ra, vào theo các khoảng thời gian khác nhau.
+ Về trích lập dự phòng rủi ro:
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông yêu cầu các TCTD phải xây dựng và thực hiện hệ thống, quy trình nội bộ về xếp hạng tín dụng, được Ngân hàng Trung ương chấp thuận và quy định về nguyên tắc mức trích lập dự phòng đối với các khoản tín dụng được đánh giá xếp hạng theo hệ thống của các TCTD chưa có hệ thống nội bộ này. Đồng thời, Cơ quan này yêu cầu các TCTD phải trích dự phòng ở mức tối thiểu.
Trên cơ sở yêu cầu các TCTD phải xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông khuyến khích các TCTD dựa trên phương pháp đánh giá tín dụng để quyết định cho vay, hạn chế những rủi ro đối với các khoản vay có vấn đề hoặc không đạt tiêu chuẩn.