5. Kết cấu của Luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, Chính phủ cần phải tập trung điều hành thực hiện các gói giải pháp nhằm ngăn chặn suy thoái, kích cầu đầu tư, tiêu dùng và đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó, tạo điều kiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.
- Tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán là cơ sở để các NH thực hiện các giao dịch phái sinh trong hoạt động phòng chống rủi ro lãi suất.
- Chính phủ phải có chính sách chi tiêu ngân sách Nhà nước hợp lý, hiệu quả. Tránh tình trạng bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng cách phát hành tiền, vay nợ nước ngoài,…gây lạm phát làm lãi suất biến động không đúng theo dự báo, buộc các NH phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ rủi ro lãi suất.
- Phối kết hợp với NHNN cùng các Bộ, Ngành có liên quan tổ chức thường xuyên các chương trình, khóa học bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về các phương pháp nhằm phòng chống rủi ro lãi suất mới.
- Có chính sách hỗ trợ tăng vốn điều lệ cho các NHTM Việt Nam để tăng cường năng lực tài chính.
- Có chính sách về cơ chế tiền lương phù hợp để đảm bảo thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc tại các NHTM Việt Nam.
- Có chính sách cải cách khu vực Ngân hàng, bao gồm cả NHNN và NHTM, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nước hiện nay.
- Khuyến khích hoạt động của Công ty Kiểm toán độc lập, nhằm tạo lập môi trường công khai minh bạch về tài chính của tất cả doanh nghiệp.
- Cần có sự rà soát thường xuyên các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động của NHTM để nắm bắt các khó khăn vướng mắc khi áp dụng, từ đó có sự chỉnh sửa kịp thời và tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn góp phần làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc.