Thực trạng công tác quản lýrủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 47 - 73)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2. Thực trạng công tác quản lýrủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và

nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên

3.2.1. Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Thái Nguyên

3.2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Từ vị trí địa lí trên có thể nói Thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi như giao thông, đồng thời lại tiếp giáp với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước là thủ đô Hà Nội.

Thành phố Thái Nguyên từ một thị xã nhỏ bé gồm 4 khu phố, 2 thị trấn và 6 xã với 140.000 dân. Ngày 19/10/1962, thị xã Thái Nguyên (tỉnh lỵ Thái Nguyên) được Nhà nước nâng cấp thành thành phố; 6 xã của huyện Đồng Hỷ là Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm được nhập vào thành phố Thái Nguyên. Năm 1985, các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lương của huyện Đồng Hỷ được cắt về thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ tiếp nhận xã Đồng Bẩm, phố Chiến Thắng, thị trấn Trại Cau của thành phố Thái Nguyên. Năm 2008, hai xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ lại được chuyển về thành phố Thái Nguyên. Năm 2011 Chính phủ ký quyết định thành lập phường Tích Lương trên cơ sở xã Tích Lương, nâng tổng số phường của Thành phố Thái Nguyên lên 19 phường.

Thị xã Thái Nguyên từng là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời gian tồn tại Khu tự trị này (1956-1975). Đây cũng là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Khi thành lập tỉnh Bắc Thái (1965 - 1996), Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị tỉnh Bắc Thái. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, Thái Nguyên lại là tỉnh lị tỉnh Thái Nguyên như cũ. Từ ngày 17 đến 19/10/2010 Thành phố Thái Nguyên tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ công nhận Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và kỷ niệm 48 năm thành lập thành phố.

- Về khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.

- Về tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, lầy yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

+ Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp

và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua

+ Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn

+ Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.

Các đặc điểm kinh tế- xã hội của Thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Thái Nguyên đạt được một số thành tựu về phát triển kinh tế xã hội như: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đều ở các ngành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công - Nông - Lâm nghiệp và dịch vụ; đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện: GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 29,5 triệu đồng/ người/năm... Nhìn chung GDP bình quân đầu người ở mức trung bình so với mức bình quân đầu người của cả nước song cũng đã có những bước tiến đáng kể.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (theo giá 1994) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2010. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng đạt 1.676 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2010; dịch vụ đạt 1.304,8 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2010; nông nghiệp đạt 128,4 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ 2010.

* Cơ cấu kinh tế GDP giá thực tế đạt 7.018,4 tỷ đồng, trong đó: ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 3,353,2 tỷ đồng, chiếm 47,77%; ngành Dịch vụ đạt 3,290,6 tỷ đồng, chiếm 46,9%; ngành Nông nghiệp đạt 374,6 tỷ đồng chiếm 5,33%.

* Giá trị sản xuất CN-TTCN địa phương đạt 2.372 tỷ đồng = 105% kế hoạch tỉnh và bằng 95% kế hoạch phấn đấu của thành phố, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 6.579 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2010.

* Thu ngân sách đạt 380,1 tỷ đồng tăng 30,3% so với năm 2010. * Chi ngân sách 390,7 tỷ đồng tăng 26,8% so với 2010

3.2.1.2. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên Lịch sử hình thành và phát triển

Theo Quyết định số 349/QĐ/NHNo-02 ngày 19/06/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1996 trên cơ sở tách ra từ NHNo&PTNT Tỉnh Thái Nguyên.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay hoạt động của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như địa bàn hoạt động. NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên (gọi tắt là NHNo TP.Thái Nguyên) có chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn Thành phố. Quá trình kinh doanh có lãi, đảm bảo đủ lương và các chế độ khác cho người lao động, đóng góp đủ cho ngân sách nhà nước và các hoạt động từ thiện v.v.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NHNo TP.Thái Nguyên gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 03 phòng nghiệp vụ và 05 phòng giao dịch.

Đến ngày 31/12/2011 NHNo TP. Thái Nguyên có 60 cán bộ nhân viên với cơ cấu trình độ như sau: Đại học, cao đẳng: 48 người; Trung học, cao cấp nghiệp vụ, sơ cấp: 12 người

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo TP. Thái Nguyên

3.2.1.3.Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT TP Thái Nguyên Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của chi nhánh trong những năm qua đã được quan tâm và góp phần tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo TP Thái Nguyên.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh PGD Hoàng Văn Thụ PGD Quang Trung PGD Mỏ Bạch PGD Gia Sàng PGD Gang Thép

Bảng 3.1: Tình hình cho vay qua 3 năm (2009 - 2011)

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lƣợng % Số lƣợng % So với năm 2009

Số tiền % So với năm 2010

Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng DNCV 346.390 100 394.334 100 48.453 14 475.288 100 80.954 20,53 1.Theo TPKT DNNQD 117.048 33,79 143.585 36,41 26.537 22,67 163.521 34.40 19.936 13,88 HTX 770 0,22 500 0,13 -270 -35,06 0 0 -500 -100 Hộ SX-KD 228.572 65,99 250.758 63,46 22.186 9,71 311.767 65.60 61.009 24,33 2.Theo kỳ hạn Ngắn hạn 231.452 66,82 261.421 66,21 29.969 12,95 334.980 70.48 73.559 28,14 Trung-dài hạn 114.938 33,18 133.422 33,79 18.484 16,08 140.136 29,52 6.714 5,03

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Agribank TP Thái Nguyên)

4

Từ bảng 1 ta thấy: Năm 2009, tổng dư nợ đạt: 346.390 triệu đồng. Năm 2010, tổng dư nợ đạt: 394.334 triệu đồng, tăng 48.453 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng 14%. Năm 2011, tổng dư nợ đạt: 475.288 triệu đồng, tăng 80.954 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 20,53%.

* Xét dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:

Ta thấy cho vay DNNQD, cho vay hộ SX-KD đều có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể:

+ Năm 2009, cho vay ngoài quốc doanh là: 117.048 triệu đồng, chiếm 33,79% tổng dư nợ. Cho vay HTX đạt 770 triệu đồng chiếm 0,22% tổng dư nợ. Cho vay SX-KD đạt 228.572 triệu đồng chiếm 65,99% tổng dư nợ.

+ Năm 2010, cho vay ngoài quốc doanh là: 143.585 triệu đồng, tăng 26.537 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 36,41% tổng dư nợ. Cho vay HTX đạt 500 triệu đồng giảm 270 triệu đồng so với năm 2009. Cho vay Hộ SX- KD đạt 250.758 triệu đồng tăng 22.186 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 63,46% tổng dư nợ.

+ Năm 2011, cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là: 163.521 triệu đồng tăng 19.963 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 13,88% và chiếm 34,4% tổng dư nợ. Cho vay HTX không có do không có khách hàng thuộc đối tượng này tham gia ký kết tín dụng với ngân hàng. Cho vay Hộ SX -KD là 311.767 triệu đồng tăng 61.009 triệu đồng với tốc đột tăng là 24,33% và chiếm 65,6% tổng dư nợ.

* Xét dư nợ cho vay phân theo thời gian:

Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là: 231.452 triệu đồng và chiếm 66,82% tổng dư nợ.

+ Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn là: 261.421 triệu đồng, tăng 29.969 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng 12,95%, và chiếm 66,21% tổng dư nợ.

+ Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 334.980 triệu đồng tăng 73.559 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 28,14% và chiếm 70,48% tổng dư nợ. Cho vay trung - dài hạn là 140.136 triệu đồng tăng 6.714 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 5,03% và chiếm 29,52% tổng dư nợ.

Từ tình hình này cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng với tốc độ tăng trưởng các năm sau cao hơn năm trước. Dư nợ cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn và có mức tăng trưởng không đều qua các năm, cụ thể:

Năm 2009, dư nợ cho vay trung-dài hạn là: 114.938 triệu đồng chiếm 33,18% tổng dư nợ; Năm 2010, dư nợ cho vay trung - dài hạn là: 133.422 triệu đồng, tăng 18.484 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng 16,08%, và chiếm 33,79% tổng dư nợ; Năm 2011, dư nợ cho vay trung - dài hạn là:140.136 triệu đồng tăng 6.714 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 5,03% và chiếm 29,52% tổng dư nợ.

* Xét về chất lượng tín dụng:

NHNo TP. Thái Nguyên đã thực hiện tương đối thành công phương châm “tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng ”, qua đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như tăng thu nhập, uy tín của ngân hàng. Cụ thể như sau:

+ Năm 2009, nợ quá hạn là: 22.299 triệu đồng chiếm 6,44% tổng dư nợ. + Năm 2010, nợ quá hạn là: 11.245 triệu đồng , giảm 11.054 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ giảm là: 49,57% và chiếm 2,85% tổng dư nợ.

+ Năm 2011, tổng nợ xấu là 11.152 triệu đồng tỷ lệ 2,34%, giảm 93 triệu đồng tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm 2010 là 0,08%. Trích lập dự phòng rủi ro trong năm là 1.202 triệu đồng so với năm 2010 giảm 3.610 triệu đồng

số trích này chủ yếu là trích dự phòng chung. Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là 411 triệu đồng đạt 41,1% kế hoạch năm.

Như vậy, chất lượng tín dụng của NHNo TP. Thái Nguyên ngày càng được nâng cao cùng với đó là tăng trưởng tín dụng ngày một tăng, có thể coi là một sự cố gắng rất tốt của ngân hàng.

Kết quả kinh doanh của NHNo TP. Thái Nguyên

Trong hai năm 2010 và 2011 tình hình thu nhập và chi phí hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thái Nguyên được phản ánh trong bảng 3 như sau: Bảng 3.2: Thu nhập và Chi phí (2010 - 2011) (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh +/- % A. Thu nhập 53.612 69.064 15.452 28,82 TN HĐ Tín dụng 46.164 65.590 19.426 39,51 Thu dịch vụ phí 533 1.300 767 143,9 TN HĐ KD khác 52 122 70 134,61 TN khác 6.863 2.502 - 4.361 - 63,54 B. Chi phí 48.496 61.688 13.192 27,02 CP HĐ Tín dụng 32.749 47.311 14.562 44,47 CPHĐ dịch vụ,phí, nộp thuế 480 523 43 8,99 CP HĐ KD khác 185 145 -40 -21,86

CP cho nhân viên 5.703 7.007 1.304 22,87

CP cho HĐ quản lý 1.039 1.214 175 16,84

CP về tài sản 3.049 3.823 774 25,39

CP dự phòng 4.812 1.155 -3.657 76

CP khác 479 510 31 6,47

C. Lợi nhuận 5.116 7.376 2.260 44,18

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 53.612 triệu đồng. Tổng chi phí là 48.496 triệu đồng. Lợi nhuận: 5.116 triệu đồng. Năm 2011 tổng thu nhập của ngân hàng là: 69.064 triệu đồng tăng 15.452 triệu đồng, tương đương tăng 28,82% so với năm 2010.

Thu nhập năm 2011 là 7.376 triệu đồng tăng 2.260 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 44,18%. Thu nhập của NHNo TP. Thái Nguyên chủ yếu từ lãi cho vay, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ tham gia thị trường tiền tệ, thu từ cho vay đầu tư vào các dự án. Đây là một kết quả khá tốt rất đáng khích lệ của ngân hàng thành phố thể hiện sự nỗ lực trong việc tìm kiếm lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua số liệu khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT TP. Thái Nguyên cho thấy rằng ngân hàng là một trong những ngành góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phái triển kinh tế, tăng tỷ trong dịch vụ thương mại, góp phần quan trọng trong việc phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh. Tuy hiện nay có rất nhiều kênh đáp ứng vốn cho nền kinh tế, song vốn vay ngân hàng là kênh có vai trò riêng và hết sức quan trọng, hiện tại chưa có kênh vốn nào thay thế được.

Hoạt động kinh doanh của NHNo TP. Thái Nguyên trong những năm qua nói chung đã đầu tư trúng, đúng hướng toàn diện và có hiệu quả ở cả các địa bàn xã không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà hiệu quả của nó không thể lượng hoá hết được vì nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là vấn đề quan trọng trong việc tạo vốn để cho vay và phát triển, đồng thời nó cũng là vấn đề cơ bản để quyết định cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại.

Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 47 - 73)