Nội dung của Khung quản lýrủi ro lãi suất đề xuất cho Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 84 - 89)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.1. Nội dung của Khung quản lýrủi ro lãi suất đề xuất cho Ngân hàng

triển nông thôn Thành phố Thái Nguyên

4.2.1. Nội dung của Khung quản lý rủi ro lãi suất đề xuất cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Thái Nguyên

Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

Khung quản lý rủi ro bao gồm 5 thành phần tương hỗ sau: - Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo - Xác định và đánh giá rủi ro

- Các hoạt động kiểm soát và phân tách nhiệm vụ - Thông tin và liên lạc

- Kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro và sửa chữa sai sót

Mục đích của quản lý rủi ro lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất thị trường, giúp các ngân hàng thương mại chủ động ngăn chặn và đề phòng những hiểm họa do biến động của lãi suất thị trường gây ra trong hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư, góp phần giúp NHTM ổn định và nâng cao hệ số chênh lệch lãi ròng.Khung quản lý rủi ro lãi suất đễ xuất cho Agribank Thành phố Thái Nguyên dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:

4.2.1.1. Chiến lược đối với rủi ro lãi suất

Chiến lược đối với rủi ro lãi suất của ngân hàng cần xác định rõ:

Các chiến lược hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro lãi suất như thế nào? Vì hoạt động của ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay và nhân tiền gửi, lãi suất là yếu tố quan trọng tạo ra những thay đổi lớn trong thu nhập lãi ròng của Ngân hàng.

Mức rủi ro lãi suất Ngân hàng có thể chấp nhận, thể hiện bằng mức thay đổi của thu nhập lãi ròng.

Ghi nhận rằng rủi ro lãi suất phát sinh một cách riêng rẽ đối với từng loại ngoại tệ mà Ngân hàng giao dịch.

4.2.1.2. Xác định rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với thu nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể được phân loại thành:

Rủi ro đường cong lợi tức Rủi ro định giá lại

Rủi ro lãi suất cơ bản Rủi ro quyền chọn

4.2.1.3. Khả năng đo lường biên độ lãi suất cho các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau

Quản lý rủi ro lãi suất yêu cầu phải đo lường được biên độ lãi suất cho các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau của tài sản và công nợ của Ngân hàng. Khi ALCO và khối phòng vốn đã xác định được biên độ lãi suất, các phòng ban này sẽ có thể tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo có được một biên độ lãi thuần hợp lý trong lợi nhuận ròng của Ngân hàng. Ngân hàng cần có hệ thống cần thiết để đo lường cả lãi suất cho vay trong các khoảng thời gian đáo hạn định sẵn, cũng như chi phí nguồn vốn trong các khoảng thời gian đó. Những thông tin về biên độ lãi thuần này có thể sử dụng để xác định “chi phí cơ hội” liên quan đến các khoản vay với lãi suất ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ.

Một yếu tố quan trọng để đảm bảo biên độ lãi suất dương là Ngân hàng phải xây dựng được những quy trình để xác định lãi suất trung bình của các loại tài sản với thời gian đáo hạn khác nhau và chi phí nguồn vốn ứng với các thời gian đáo hạn đó. Bằng các định giá tài sản với thời gian đáo hạn khác

nhau dựa trên một biên độ hợp lý trên phí nguồn vốn trong các thời gian đáo hạn tương tự, Ngân hàng có thể đảm bảo tài sản được định giá theo cách làm giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro mất cân đối

Giá tín dụng của tài sản

Ngân hàng cần phải xem xét mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận trong tất cả các khoản tín dụng cũng như khả năng sinh lời của toàn bộ tài khoản. Các khoản tín dụng phải được định giá sao cho chúng có thể trang trải được chi phí liên quan và bù đắp được rủi ro của Ngân hàng. Một cơ chế định giá không dựa trên cơ sở chi phí nguồn vốn, chi phí cố định và rủi ro tín dụng không thể giúp Ngân hàng duy trì được một tỉ lệ lãi ròng hợp lý trên cơ sở lâu dài.

Chi phí nguồn vốn

Chi phí nguồn vốn có thể được tính dựa trên các phương pháp sau ( liệt kê theo mức độ phức tạp tăng dần ):

Phương pháp một nguồn vốn, trong đó một mức chi phí lãi suất được áp dụng cho toàn bộ nguồn vốn Ngân hàng.

Phương pháp đa nguồn vốn, trong đó mỗi loại nguồn vốn được áp dụng một mức chi phí lãi suất dựa trên những tiêu chí ảnh hưởng tới chi phí nguồn vốn đó, ví dụ lãi suất cố định hay thả nổi, có kỳ hạn hay không kỳ hạn, tiền đồng hay đô la;

Phương pháp đối ứng đáo hạn, trong đó chi phí lãi suất sẽ được áp dụng cho từng nguồn vốn có thời gian đáo hạn khác nhau.

Trong mỗi phương pháp có thể sử dụng một trong hai cách tính sau: Chi phí nguồn vốn trung bình là, lãi suất bình quân gia quyền của tất cả các lãi suất của các công nợ chịu lãi

Chi phí nguồn vốn cận biên , là chi phí để có được thêm một đơn vị vốn nhằm tài trợ cho tăng tài sản. Phương pháp tính này được dung để tài trợ cho các tài sản hiện có, do đó chi phí của các nguồn vốn này sẽ không nên được đưa vào quyết định giá cho các tài sản mới.

Như vậy, phương pháp tính chi phí nguồn vốn đơn giản nhất đối với ngân hàng là phương pháp một nguồn vốn, sử dụng chi phí cận biên, với giả đinh rằng nguồn vốn chính của Ngân hàng là tiền gửi cố định.

Đồ thị lãi suất

Đồ thị lãi suất là một công cụ quan trọng giúp xác định lãi suất cho mỗi loại công cụ tài chính với thời gian đáo hạn khác nhau. Đồ thị này cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất của một công cụ tài chính và thời hạn của cộng cụ đó. Đồ thị lãi suất mô tả lãi suất thu được trên trục tung và thời hạn trên trục hoành.

Trong điều kiện thông thường, hầu hết các công cụ tài chính có thời hạn dài hơn thường có mức dốc dương. Điều này phản ánh thực tế rằng các công cụ có thời hạn dài hơn thường có mức rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cao hơn so với các công cụ có thời hạn ngắn hơn. Do đó, quan hệ rủi ro/lợi nhuận cho thấy thị trường phải áp dụng lãi suất cao hơn đối với các công cụ có thời hạn dài hơn.

Ngân hàng cần tham khảo đồ thị lãi suất để đảm bảo việc định giá tài sản và công nợ nhất quán với xu hướng định giá của thị trường cho từng giai đoạn cụ thể

4.2.1.4. Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc

Hạn mức có thể được thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng như theo từng loại danh mục hoặc từng loại công cụ. Các hạn mức cân được thiết lập phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp và mức vốn của Ngân hàng, đồng thời phải nhất quán trong việc xem xét các ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập lãi thuần của Ngân hàng.

Phương pháp tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với thu nhập hiện tại là “phân tích khe hở”, bao gồm lập bảng về thời gian đáo hạn/tái định giá trong đó phân loại tài sản và công nợ nhạy cảm với lãi suất theo từng nhóm theo thời gian đáo hạn (nếu có lãi suất cố định) hay thời gian còn lại đến khi tái định giá (nếu là lãi suất thả nổi).

Khoảng chênh lệch, hay còn gọi là “khe hở” giữa tài sản và công nợ trong một khoảng thời gian có thể được nhân với thây đổi lãu suất dự kiến để ước tính thay đổi của thu nhập lãi thuần do thay đổi lãi suất.

Ví dụ:

Khe hở âm (công nợ nhạy cảm) cho thấy có nhiều công nợ được tái định giá trong một khoảng thời gian cố định hơn là tài sản. Trong giai đoạn lãi suất đang có xu hướng tăng, thu nhập lãi thuần có thể bị ảnh hưởng bất lợi vì chi phí lãi trong giai đoạn đó tăng nhanh hơn lãi thu được từ tài sản. Nếu lãi suất đang giảm, với khe hở âm, Ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do nhiều công nợ được tái định giá với lãi suất thấp hơn.

Khe hở dương (tài sản nhạy cảm) cho thấy nhiều tài sản hơn công nợ sẽ được tái định gia trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp này thu nhập có xu hướng tăng khi lãi suất tăng vì nhiều tài sản hơn công nợ được tái định giá tại lãi suất cao hơn.

Dựa trên mức độ chấp nhận của Ngân hàng đối với rủi ro lãi suất, và với giả định về thay đổi tiềm tang trong tương lai của lãi suất, ALCO có thể xây dựng hạng mức khe hở cho phép cho từng giai đoạn thời gian.

4.2.1.5. Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn xác

Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng trong việc báo cáo rủi ro lãi suất cần nhanh chóng và chính xác. Phân tích thời gian đáo hạn của tài sản và công nợ với lãi suất cố định dùng trong quản lý rủi ro thanh khoản cũng có thể được dùng để phân tích về mức độ nhạy cảm đối với lãi suất của các tài sản và công nợ. Một yêu cầu bổ sung đặc biệt đối với rủi ro lãi suất là cần phải thu thập thông tin về thời gian tái định giá của các tài sản và công nợ với lãi suất thả nổi.

Các báo cáo cần dựa trên dữ liệu của Ngân hàng về rủi ro lãi suất bao gồm các thông tin về:

Mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng

Hành vi của người đi vay trong việc trả nợ vay trước hạn, và hành vi của người gửi tiền về việc rút tiền trước hạn nhằm giúp Ngân hàng có thể thiết lập. được những giả thiết về rủi ro quyền chọn (option risk) như mô tả ở trên

Thông tin về tính tuân thủ của Ngân hàng đối với các cơ chế hạn mức

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên (Trang 84 - 89)