Nhóm giải pháp về quản trị hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 107 - 108)

6. Kết cấu đề tài

4.2.4. Nhóm giải pháp về quản trị hoạt động tín dụng

Các QTDND cơ sở phải xây dựng chiến lược quản trị trong hoạt động tín dụng một cách khoa học, dài hạn, phù hợp và hiệu quả, trong cả hoạt động huy động và cho vay vốn. Các chiến lược này cần có sự điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển trong tương lai.

Nhanh chóng rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng, nhất là các quy trình thẩm định, cho vay cũng như kiểm tra, kiểm soát vốn vay. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình vào trong hoạt động thực tiễn của các QTDND cơ sở.

Đặc biệt chú ý đến quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các QTDND. Đây là khâu yếu nhất và đang tiềm ẩn những nguy cơ đối với hoạt động của các QTDND trên địa bàn thành phố Việt Trì.. Rủi ro có tính đa dạng, khó lường trước, vì vậy QTDND cơ sở cần phải thực hiện dự báo rủi ro và có biện pháp phòng ngừa, muốn vậy cần phải thực hiện biện pháp sau: (i) Phân loại rủi ro, kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, cụ thể; xác định rủi ro: trong quá trình hoạt động cho vay hàng ngày, QTDND cơ sở cần phải nhận biết được tiềm ẩn những rủi ro gì, thuộc đối tượng nào; định hướng rủi ro: tính toán mức độ rủi ro, nắm bắt các nguồn rủi ro có thể xảy ra, định lượng rủi ro phù hợp với quy mô hoạt động tín dụng; điều tiết rủi ro: cần phân tích, đánh giá thực trạng và có biện pháp chủ động điều tiết rủi ro, hạn chế rủi ro, điều chỉnh cơ cấu cho vay, đa dạng hoá rủi ro, quy định hạn mức cho vay đối với từng ngành, từng lĩnh vựctrong từng thời kỳ một cách cụ thể; giám sát rủi ro: thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện rủi ro, theo dõi nắm bắt các loại, các ngành nghề, các đối tượng cho vay có rủi ro, từ đó có kế hoạch đề phòng, cảnh báo rủi ro. (ii) Phân tích hiệu quả kinh doanh, tài chính theo nhóm thành viên, đánh giá khả năng thu hồi nợ gốc, lãi đối với từng món vay để có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng nhóm thành viên nhằm hạn chế rủi ro. Thực hiện trích lập dự phòng theo quy định, phù hợp với thông lệ quốc tế. (iii) Phân tích và nhận ra mối quan hệ đe doạ cũng như cơ hội kinh doanh từ môi trường kinh doanh của thành viên, từ đó đề ra nhiệm vụ là mục tiêu cụ thể trong hoạt động cho vay ở mỗi thời kỳ, thời điểm khác nhau, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. (iv) Tăng cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay, thực hiện kiểm tra, tập trung vào kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách cho vay, chấp hành quy trình cho vay, các quy định bảo đảm tiền vay... nhằm hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 107 - 108)