Thực trạng cho vay vốn của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 68 - 79)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2. Thực trạng cho vay vốn của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn

thành phố Việt Trì - Phú Thọ

3.2.2.1. Các hình thức và quy trình cho vay vốn a) Hình thức cho vay

Cho vay ở QTDND cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo tiêu thức khác nhau với 4 loại hình chủ yếu sau:

- Căn cứ vào thời hạn cho vay, gồm có: (i) Cho vay ngắn hạn, bao gồm các khoản cho vay có thời gian từ 12 tháng trở xuống, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn của thành viên trên địa bàn. (ii) Cho vay trung hạn, bao gồm các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm đối với nhu cầu của khách hàng đầu tư TSCĐ, cải tiến thiết bị, những dự án đầu tư sản xuất có quy mô vừa và nhỏ thu hồi vốn nhanh. (iii) Cho vay dài hạn:Với quy định các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của thành viên, hầu như QTDND cơ sở trên địa bàn chưa triển khai và chưa thực hiện loại hình này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Căn cứ vào tài sản đảm bảo, hoạt động cho vay trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ bao gồm: (i) Cho vay không có tài sản đảm bảo. Hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn cũng cho vay không có đảm bảo chiếm tỷ lệ tương đối cao, vì đối tượng vay vốn là thành viên của quỹ và ở ngay trên địa bàn. (ii)Cho vay có tài sản đảm bảo, QTDND cơ sở trên địa bàn cho vay thành viên đòi hỏi phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có các hình thức: (i) Cho vay sản xuất lưu thông hàng hoá với thành viên sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. (ii)Cho vay tiêu dùng: QTDND cơ sở cho thành viên vay với mục đích mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, đồ đùng gia đình . . .

- Theo ngành nghề kinh tế, hiện nay QTDND cơ sở cho thành viên vay để sử dụng vốn vào mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, hoặc phát triển ngành nghề, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiêu dùng

b) Quy trình cho vay

Trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, các QTDND cơ sở thực hiện quy trình cho vay vốn đúng quy định với các trình tự sau:

Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập trong thẩm định của từng cá nhân; phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, việc quyết định cho vay được dựa trên cơ sở tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh là chủ yếu.

Quy trình nghiệp vụ cho vay được áp dụng cho tất cả các loại hình cho vay, bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

Trình tự thực hiện các bước tiến hành trong quá trình cấp tín dụng: Từ khi nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định, quyết định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng thường được chia thành từng giai đoạn bao gồm: Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay; Quy trình giải ngân khoản vay; Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay; Quy trình thu hồi nợ vay. Trong mỗi quy trình được phân định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo tham gia, cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Giai đoạn 1: thẩm định và xét duyệt cho vay: Giai đoạn này được thực hiện theo quy định gồm có 3 bước sau:

+ Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: Cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở phổ biến cho thành viên về chính sách cho vay của QTDND cơ sở và xem xét các điều kiện của thành viên vay vốn có thể đáp ứng được như hìnhthức đảm bảo, thời hạn, lãi suất, điều kiện ràng buộc..., hướng dẫn thành viên lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và đúng quy định hiện hành của pháp luật và của QTDND cơ sở. Hồ sơ vay vốn gồm: (i) Đơn xin vay và các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của thành viên (Nếu là pháp nhân); (ii) Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên; (iii) Dự án phương án vay vốn; (iv) Tài sản đảm bảo tiền vay. + Thẩm định cho vay: Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, nếu bước thẩm định này làm tốt thì hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cho QTDND cơ sở và thành viên. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước này: Tức là cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thông tin về thành viên dựa trên hồ sơ mà thành viên đã cung cấp và các nguồn thông tin khác Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của thành viên cung cấp; khảo sát thực tế. Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và kiến nghị cho vay hay không cho vay, nếu cho vay thì phải rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất. Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do.

+ Quyết định cho vay: Giám đốc QTDND cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện bước này. Sau khi xem xét tờ trình thẩm định và hồ sơ vay vốn, giám đốc có thể đồng ý hay từ chối cho vay hoặc yêu cầu tái thẩm định, bổ sung kiểm tra lại thông tin. Nếu từ chối cho vay phải nêu rõ lý do. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết (đối với giám đốc) thì phải đưa ra hội đồng tín dụng theo quy định hiện hành. Căn cứ quyết định của giám đốc, cán bộ tín dụng triển khai cho vay hay không cho vay hoặc tái thẩm định, bổ sung, kiểm tra lại thông tin.

- Giai đoạn 2: Quy trình phát triển tiền vay. Cán bộ tín dụng hướng dẫn thành viên thực hiện các thủ tục nhận tiền vay như lập giấy nhận nợ, cung cấp giấy tờ chứng minh về việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ trước khi trình giám đốc ký giải ngân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Giai đoạn 3: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở trên địa bàn phải chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với từng khoản vay và với hợp đồng tín dụng, lập biên bản kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay.

- Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay. Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở thông báo cho thành viên về thời hạn trả nợ, số nợ thành viên phải trả và trao đổi thêm thông tin với thành viên để nắm bắt cụ thể về khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng.Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan thành viên phải có giấy đề nghị QTDND cơ sở trước ngày đến hạn, đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế và có ý kiến đề nghị giám đốc cho gia hạn theo quy định hiện hành. Nếu thành viên có nguồn trả nợ, cán bộ tín dụng bám sát các nguồn thu và đôn đốc thành viên trả nợ đúng hạn.

Chuyển nợ quá hạn: Quá ngày đến hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng, nếu thành viên không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ và không được QTDND cơ sở chấp thuận cho gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi thì phải chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn.

3.2.2.2. Thực trạng về số lượng, cơ cấu cho vay vốn của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - Phú Thọ

a) Doanh số cho vay và số thành viên vay vốn

Để tìm hiểu về thực trạng cho vay vốn của các QTDND cơ sở tại thành phố Việt Trì, khía cạnh đề tài tiếp cận đầu tiên là xem xét doanh số cho vay hàng năm của các quỹ như thế nào. Từ số liệu báo cáo của NNHN tỉnh Phú Thọ và tính toán các chỉ tiêu, chúng tôi phản ảnh tình hình này tại Bảng 3.12.

Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng chung là doanh số cho vay hàng năm của các Quỹ đều tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Cũng có những hiện tượng cá biệt như: sự tăng trưởng doanh số đột biến của 2 quỹ Hùng Lô và Gia Cẩm năm 2012 so với năm 2011 (Hùng Lô tăng 2,73 lần và Gia Cẩm tăng 2,64 lần), nguyên nhân được giải thích là do nguồn vốn huy động năm 2012 của 2 quỹ này lớn và như cầu các thành viên vay tăng cao; và sự giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ doanh số cho vay giữa năm sau và năm trước như quỹ Minh Phương (năm 2010 so với 2009), Thụy Vân (năm 2011 so với năm 2010)… Tuy nhiên, nếu tính chung của cả 10 quỹ cũng cho thấy rõ xu hướng này, năm 2012 doanh số cho vay đạt gần 62 tỷ đồng, gấp gần 2,7 lần so với năm 2008 và 1,8 lần so với năm 2011.

Bảng 3.12. Doanh số cho vay qua các năm 2008-2012

ĐVT: 1.000 đồng

TT Quỹ tín dụng

Doanh số cho vay qua các năm

2008 2009 2010 2011 2012 1 Dữu Lâu 3.110.000 2.121.000 2.497.000 4.031.500 3.200.000 2 Thuỵ Vân 2.397.400 2.140.800 4.588.700 3.618.500 7.874.000 3 Tiên Cát 1.763.500 1.473.000 2.094.000 2.068.000 1.575.000 4 Minh Nông 2.834.600 547.000 1.521.000 2.902.000 2.920.000 5 Nông Trang 2.714.000 1.291.000 1.550.000 3.011.000 2.784.000 6 Trưng Vương 1.187.100 222.000 1.411.000 2.155.000 4.231.000 7 Minh Phương 2.430.500 3.341.000 2.129.000 3.101.000 5.983.750 8 Gia Cẩm 2.035.000 1.535.000 2.787.000 5.577.000 14.722.000 9 Hùng Lô 1.583.000 1.128.200 2.478.000 5.659.000 15.458.000 10 Vân Cơ 3.018.000 485.000 1.565.000 2.450.500 3.163.000 Cộng 23.073.100 14.284.000 22.620.700 34.573.500 61.910.750

Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ từ năm 2008-2012 và tính toán của tác giả

Về thực trạng số lượng thành viên được vay, kết quả tổng hợp phân tích (Bảng 3.13) cho thấy: Nguồn vốn của QTDND cơ sở chủ yếu là cho vay thành viên, đây là nghiệp vụ cơ bản của QTDND cơ sở. Vì thế số lượng thành viên được vay vốn hàng năm tăng lên (giai đoạn 2009-2012) và doanh số cho vay bình quân 1 thành viên cũng có xu hướng này, tăng từ 3,19 triệu đồng năm 2009 lên 11,28 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân của thực trạng này là các quỹ chủ yếu tập trung cho hình thức vay ngắn hạn, trừ những nguồn vốn dự án và không có tài sản đảm bảo nên số lượng hàng năm tăng nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13: Kết quả cho vay hàng năm tại các quỹ

Năm Doanh số cho vay

(1.000đ)

Số lƣợng thành viên vay

(lượt)

Doanh số cho vay BQ 1 thành viên (1.000đ) 2008 23.073.100 4.360 5.292 2009 14.284.000 4.474 3.193 2010 22.620.700 4.822 4.691 2011 34.573.500 4.861 7.112 2012 61.910.750 5.488 11.281

Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ từ năm 2008-2012 và tính toán của tác giả c) Tổng dư nợ cho vay

Bảng 3.14: Thực trạng dƣ nợ cho vay của các quỹ

ĐVT: 1.000 đồng

TT Quỹ tín dụng

Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm

2008 2009 2010 2011 2012 1 Dữu Lâu 17.722.975 24.440.533 34.057.920 41.555.350 56.257.000 2 Thuỵ Vân 10.596.274 14.063.719 25.546.825 36.008.600 59.407.622 3 Tiên Cát 8.879.600 11.292.600 12.042.800 14.559.100 19.657.000 4 Minh Nông 10.940.360 10.313.300 13.510.100 17.201.400 23.178.500 5 Nông Trang 12.977.270 15.456.876 17.476.643 19.036.567 22.562.650 6 Trưng Vương 8.904.400 10.402.200 13.170.100 18.333.800 25.344.000 7 Minh Phương 14.860.434 18.606.475 22.535.600 26.006.141 34.234.042 8 Gia Cẩm 9.763.900 14.977.300 21.518.500 27.523.200 41.729.900 9 Hùng Lô 21.800.200 29.349.900 48.175.000 64.023.000 86.736.700 10 Vân Cơ 7.968.600 10.044.700 11.810.100 17.052.200 24.279.600 Cộng 124.414.013 158.947.603 219.843.588 281.299.358 393.387.014

Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ từ năm 2008-2012 và tính toán của tác giả

Tổng dư nợ cho vay của cả 10 quỹ tính đến thời điểm năm 2012 là trên 393 tỷ đồng, tăng gần 1,4 lần so với năm 2011 và 3,17 lần so với năm 2008. Tất cả 10 QTDND đều có dư nợ tăng trưởng dương, năm sau cao hơn năm trước, nổi bật và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khác biệt nhất là 2 quỹ Hùng Lô và Gia Cẩm, tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, đặc biệt là 2 năm 2011 và 2012.

Để làm rõ thêm về tình hình dư nợ, chúng tôi tính toán chỉ tiêu dư nợ bình quân của 1 thành viên và phản ánh tại Bảng 3.15. Kết quả cho thấy dư nợ bình quân 1 thành viên năm 2012 tăng thêm hơn 43 triệu đồng (tăng 151%) so với năm 2008.

Bảng 3.15: Dƣ nợ bình quân của 1 thành viên

Năm Số lƣợt ngƣời vay (lượt) Tổng dƣ nợ (1.000đ) Dƣ nợ BQ 1 thành viên (1.000đ)

2008 4.360 124.414.013 28.535

2009 4.474 158.947.603 35.527

2010 4.822 219.843.588 45.592

2011 4.861 281.299.358 57.869

2012 5.488 393.387.014 71.681

Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ từ năm 2008-2012 và tính toán của tác giả

Việc tăng trưởng dư nợ đồng nghĩa với khả năng, hoạt động cho vay của các Quỹ ngày càng được mở rộng cả về quy mô và đối tượng thành viên vay vốn. Điều này sẽ giúp cho các quỹ hoạt động hiệu quả hơn, các thành viên có vốn để phát triển sản xuất, tuy nhiên cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có cả vấn để rủi ro từ những khoản nợ vay quá hạn và nợ xấu.

b) Cơ cấu dư nợ cho vay

- Cơ cấu theo thời hạn cho vay

Bảng 3.16 dưới đây cho thấy các thông tin về cơ cấu dư nợ của các QTDND cơ sở tại thành phố Việt Trì từ năm 2008 đến năm 2012. Trong tổng dư nợ cho vay của cả 10 quỹ chủ yếu là tập trung chủ yếu là dư nợ vốn vay ngắn hạn. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn dao động trong khoảng trên dưới 70%, thấp nhất là năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ 60%, cao nhất là năm 2008, chỉ tiêu này là 78%.

Nếu tính cả 5 năm (2008-2012) tổng dư nợ là 1.177,891 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 68% cho vay dài hạn chiếm 32%. Việc dự nợ ngắn hạn cao một phần xuất phát từ đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của quỹ và điều kiện của các thành viên tham gia vào quỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.16: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn vay

Năm Tổng dƣ nợ (1000 đ)

Cho vay ngắn hạn Cho vay dài hạn Số lƣợng (1000 đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (1000 đ) Cơ cấu (%) 2008 124.414.013 97.325.340 78 27.088.673 22 2009 158.947.603 95.457.890 60 63.489.713 40 2010 219.843.588 172.841.543 79 47.002.045 21 2011 281.299.358 197.392.564 70 83.906.794 30 2012 393.387.014 238.512.067 61 154.874.947 39 Tổng 1.177.891.576 801.529.404 68 376.362.172 32

Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ từ năm 2008-2012 và tính toán của tác giả - Cơ cấu theo đối tượng cho vay

Với tổng nguồn vốn của quỹ tín dụng để thực hiện hoạt động cho vay các thành viên và cá nhân có nhu cầu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì phần vốn còn lại các quỹ tín dụng đem gửi các tổ chức tín dụng khác.

Có 2 nhóm đối tượng chủ yếu mà hiện nay các quỹ đang thực hiện cho vay đó là các thành viên và cho các tổ chức tín dụng khác vay. Việc cho các thành viên vay đã được chúng tôi phân tích ở trên. Riêng cho các tổ chức tín dụng khác vay được tổng hợp và thể hiện tại Bảng 3.17 dưới đây. Nhìn chung dư nợ cho vay thông qua tiền gửi vào các tổ chức tín dụng cũng tăng lên hàng năm đặc biệt tăng ở năm 2011 và năm 2012.

Bảng 3.17: Dƣ nợ cho vay thông qua gửi vào các tổ chức tín dụng khác

ĐVT: 1.000 đồng TT Quỹ tín dụng 2008 Vốn gửi các tổ chức tín dụng khác 2009 2010 2011 2012 1 Dữu Lâu 467.574 579.301 1.327.608 1.182.585 2.067.917 2 Thuỵ Vân 3.246 3.351 411.112 1.010.851 3.686 3 Tiên Cát 1.396.746 302.015 3.035.378 2.004.591 9.425.424

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)