6. Kết cấu đề tài
3.1.1. Khái quát tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Việt Trì
Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử www.phutho.gov.vn
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, là vùng đất có bề dày về lịch sử và truyền thông cách mạng. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, các vua Hùng đã chọn vùng đất này làm kinh đô cuả nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân Việt Trì đã đoàn kết bên nhau khắc phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thiên tai, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biến đất hoang thành những cánh đồng tươi tốt, những xóm làng, phố xá đông vui, trù phú…..
Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2010); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ. Khoảng 4000 năm trước Vua Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.
Ngày 4/6/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65/CP thành lập Thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Cũng trong năm này, Chính phủ ra quyết định giải thể huyện Hạc Trì, chuyển 2 xã: Hùng Thao (nay là xã Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụy Vân) nhập vào huyện Lâm Thao, những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì. Đến lúc này, thành phố Việt Trì gồm: thị trấn Bạch Hạc, thị xã Việt Trì và 7 xã: Quất Thượng, Chính Nghĩa (nay là địa bàn phường Tiên Cát, Thọ Sơn, Thanh Miếu và Bến Gót), Minh Khai (nay là xã Minh Phương), Tân Dân, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông.
Ngày 26/1/1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, có tỉnh lỵ là Thành phố Việt Trì; các xã: Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô hợp nhất thành xã Trưng Vương. Đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới 1 số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về thành phố Việt Trì.
Ngày 13/01/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của Thành phố Việt Trì. Theo đó, thị trấn Bạch Hạc giải thể để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới. Thời điểm này, thành phố Việt Trì gồm 8 phường là: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và 8 xã là: Thuỵ Vân, Minh Nông, Minh Phương, Vân Phú, Phượng Lâu, Dữu Lâu, Sông Lô và Trưng Vương.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị Quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ. Ngày 8/4/2002, Chính phủ ra Nghị định số 39- NĐ/CP, thành lập phường Dữu Lâu và phường Bến Gót thuộc thành phố Việt Trì.
Sau nhiều năm tập trung đầu tư xây dựng và phát triển, ngày 14/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 180/QĐ- TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 2. Mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã: Chu Hoá, Hy Cương, Thanh Đình (huyện Lâm Thao); Hùng Lô, Kim Đức (huyện Phù Ninh); Tân Đức (huyện Ba Vì) được sáp nhập về Việt Trì. Thành phố cũng đã thực hiện đầu tư nâng cấp xã lên phường là Minh Nông, Minh Phương và Vân Phú.
Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cẩm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuỵ Vân, Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức.
Kể từ ngày thành lập đến nay, sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế - xã hội của Thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 1.600 doanh nghiệp các loại. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/ năm. Các dự án tôn tạo thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được tập trung đầu tư phát triển, đã tạo điểm nhấn quan trọng, thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch, dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành phố du lịch- lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Thành phố đã thực hiện có kết quả khâu đột phá là công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển; riêng năm 2010 đã huy động gần 2.700 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 11%/ năm. Từ năm 2000 đến hết 2010, Thành phố đã triển khai đầu tư xây dựng 116 công trình các loại, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị của Thành phố.
Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tiếp tục phát triển, đạt được kết quả toàn diện cả về quy mô, loại hình, chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bổ sung nguồn nhân lực cho Thành phố và các địa phương khác. Đến nay, Thành phố có 55/75 trường đạt chuẩn Quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 75% số phòng học được cao tầng hóa, cơ sở vật chất trường học được củng cố và tăng cường. Hiện trên địa bàn Thành phố có 3 trường Đại học (Đại học Hùng Vương, Đại học Dự bị dân tộc Trung ương và Đại học Công nghiệp) và 4 trường cao đẳng đang xây dựng đề án nâng cấp lên đại học. Bên cạnh đó, Thành phố đã tổ chức triển khai tốt các nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao; trung bình hàng năm có 86,5% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số- gia đình- trẻ em, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều tiến bộ. Tính đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố còn 4%.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực và với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của một trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa- khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ học kỹ thuật của Tỉnh Phú Thọ và là 1 trong 11 trung tâm vùng của cả nước, Thành phố Việt Trì đã và sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư và cũng là điều kiện để Đảng bộ và nhân dân Thành phố tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đã đề ra. Mục tiêu đặt ra là Thành phố giữ vững và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, phấn đấu từ nay đến 2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 15,1%/ năm; tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.
Hiện nay, Thành phố đang tích cực tập trung huy động mọi nguồn lực, phấn đấu đạt tổng huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt từ 3.500- 5.000 tỷ đồng; đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu và các dự án trọng điểm theo tiêu chí của đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh, hoàn thành quy hoạch và từng bước xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa- xã hội tương xứng với vị thế là đô thị loại 1 trong tương lai gần. Mục tiêu của Thành phố là phấn đấu đến 2015 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt 85%, mật độ dân số khu vực nội thành đạt 10.000 người/ km2, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,1% và hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học trước năm 2015.