6. Kết cấu đề tài
3.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến huy động và cho vay vốn
3.2.3.1. Nhóm nhân tố nội tại của các Quỹ
Quản trị điều hành hoạt động của QTDND có chức năng: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm tra và ban hành các quy chế. Cùng với việc điều hành các nghiệp vụ QTDND thì kỹ năng quản trị là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các QTDND. Công tác quản trị, điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hành giúp cho QTDND xác định được hướng hoạt động, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, khai thác và sử dựng tốt mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực trạng quản trị điều hành hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì cho thấy:
Về tổ chức, thực tế hiện nay các QTDND đã tổ chức sắp xếp bộ máy phù hợp với quy định của nhà nước, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những những bất cập, đặc biệt là chưa phân tích đánh giá một cách đầy đủ về năng lực sở trường của từng cán bộ để bố trí phù hợp từng cá nhân phát huy được tốt nhất khả năng của mình. Các QTDND vẫn chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương và Ngân hàng nhà nước trong công tác tổ chức bộ máy.
Trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh: hầu hết 10 QTDND mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm và nhiều nhất là một nhiệm kỳ (khoảng 5 năm). Công tác xây dựng chiến lược mang tính dài hạn, đầy đủ, khoa học chưa được triển khai thực hiện.
Đối với công tác chỉ đao, lãnh đạo hoạt động: nhìn chung tại các QTDND vai trò của hội đồng quản trị được bước đầu thể hiện rất rõ chức năng nhiệm vụ của mình trong việc đề ra định hướng và các phương án kinh doanh; giám đốc thực hiện nhiệm vụ điều hành theo nghị quyết của hội đồng quản trị. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động không cao, do Hội đồng quản trị chưa đủ năng lực cũng như thể hiện được vai trò, chức năng của mình, trong khi Giám đốc cũng còn có những bất cập về năng lực trong quản trị, điều hành.
Khả năng và năng lực phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân trongtổ chức bộ máy đã tương đối nhịp nhàng và đem lại hiệu quả. . Tuy nhiên tại một số quỹ và một số bộ phận thuộc từng quỹ xuất hiện tình trạng phối hợp kém hiệu quả, nguyên nhân là do: công tác tổ chức, lãnh đạo còn yếu kém, trình độ năng lực và nhận thức của cán bộ nhân viên nghiệp vụ còn thấp nên sự phối hợp chưa chặt chẽ, xuất hiện sự chưa rõ ràng, chồng chéo, làm lẫn việc của nhau.
Công tác kiểm tra đã từng bước được quan tâm, coi trọng. Các quỹ đã thực hiện củng cố, chấn chỉnh, đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ nhân viên làm công tác kiểm tra. Tuy nhiên việc xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và xác định các ưu tiên trong kiểm tra giám sát vẫn còn những hạn chế nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việc xây dựng và triển khai thực hiện theo quy chế đã được các Quỹ coi trọng như: Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; của bộ máy điều hành và của Giám đốc QTDND; Quy chế miễn giảm lãi tiền vay; Quy chế giao nhận, vận hành và bảo quản tiền; Quy chế cho vay; Các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ như: Quy trình cho vay và trách nhiệm cá nhân trong cho vay, quy trình thu - chi tiền mặt, quy trình hạch toán kế toán... Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy chế này cho khoa học và phù hợp hơn, đặc biệt là công tác triển khai và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế này cần nghiêm túc và quyết liệt hơn.
Chất lượng đội ngũ cán bộ của QTDND là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động tín dụng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh.
Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá của thành viên về ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của Quỹ
Chỉ tiêu Tổng số ý kiến Tốt Đảm bảo Chƣa đáp ứng Năng lực tài chính 40 30 8 2
Năng lực điều hành, quản trị 40 4 30 6
Nguồn nhân lực 40 5 25 10
Trang thiết bị, công nghệ 40 4 20 16 Cơ chế, chính sách của nhà nước 40 0 32 8 Cơ chế, chính sách quản lý của quỹ 40 2 31 7
Quảng bá hình ảnh 40 4 25 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.21 là kết quả chúng tôi điều tra 40 thành viên của các QTDND cơ sở trên địa bàn thanh phố Việt Trì. kết quả các ý kiến trả lời về một số nhân tố nội tại của quỹ cho thấy: 75% thành viên cho răng năng lực quản trị đáp ứng yêu cầu, có 15% cho rằng chưa đáp ứng; về nhân lực có 75% ý kiến cho rằng nhân lực đạt mức từ đảm bảo trở lên, 25% ý kiến cho rằng nhân lực chưa đáp ứng; về trang thiết bị công nghệ, có đến 40% ý kiến cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh... Đây là những vấn đề cần phải tham khảo trong quá trình đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
3.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan a) Yếu tố kinh tế xã hội
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc ra đời, hình thành và phát triển QTDND cơ sở. Trong điều kiện kinh tế phát triển, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về các hình thức huy động và cho vay vốn, vì thế quy mô, số lượng, cơ cấu huy động và cho vay sẽ ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị ngưng trệ, thị trường biến động, khó lường, điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các QTDND cơ sở, trong đó có các quỹ trên địa bàn thành phố Việt Trì.
b) Yếu tố chính sách pháp luật của nhà nước
Trước hết là hệ thống chính sách pháp luật chung. Rõ ràng, sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách, các quy định, thể chế của nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động cho các QTDND cũng như doanh nghiệp, hộ gia đình, đó là tiền đề rất quan trọng để các QTDND cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng của mình. Tuy nhiên do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, buộc Nhà nước phải có những chính sách điều chỉnh vĩ mô, trong đó có các chính sách về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, chính sách về đầu tư, thị trường… Điều này làm ảnh hưởng không tích cực đến sự phát triển của hệ thống QTDND.
Ngoài các chính sách chung, sự tác động của hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của QTDND cơ sở như” Luật các tổ chức tín dụng, các văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bản của NHNN quy định về cơ cấu tổ chức, điều lệ khung, chính ách về lại suất huy động, cho vay… Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các QTDND, như: quy định tỷ lệ huy động vốn ngoài địa bàn, ngoài thành viên với QTDND; quy định về lãi suất huy động được phép của hệ thống QTDND dưới 12 tháng; lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có nông nghiệp nông thôn của hệ thống QTDND;
c) Yếu tố khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm …. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.
Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng đối tượng, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn.
Ngoài ra, còn một yếu tố thuộc về khác hàng đó là rủi ro mà khách hàng gặp phải: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp… sẽ dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm thời hạn trả nợ quỹ.
3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với hoạt động huy động và cho vay vốn tại các QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - Phú Thọ
Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn tại 10 QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, chúng tôi tổng hợp và rút ra một số vấn đề khó khăn, bất cập cần giải quyết như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/