6. Kết cấu đề tài
3.1.2. Khái quát sự hình thành, phát triển các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên
địa bàn thành phố Việt Trì - Phú Thọ
Ngày 27/07/1993 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 390/TTg về việc “Thí điểm thành lập hệ thống QTDND”, ngày 12/10/1994 Ban Bí thư trung ương Đảng ra thông báo số 93/TB-TW về việc thí điểm và mở rộng thí điểm thành lập QTDND.Thực hiện chủ trương nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ triển khai thí điểm và chỉ đạo thành lập QTDND của tỉnh (Chỉ thị số 34/CT-UB ngày 08/08/1993 về “Thí điểm thành lập QTDND trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. Ban chỉ đạo thí điềm thành lập QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ) đã tiến hành triển khai rộng rãi đến các ngành, các địa phương trong tỉnh và chọn lọc một số địa phương có đủ điều kiện để thí điểm thành lập QTDND cơ sở.
Điều kiện cụ thể như sau: (i)Có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, làng nghề. có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giao lưu kinh tế, xã hội. (ii) Là nơi tập trung đông dân cư và có môi trường gửi tiền và vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. (iii) Tình hình kinh tế, chính trị xã hội nhiều năm liên tục ổn địnhvà phát triển. Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương có truyền thống đoàn kết thống nhất, có nguyện vọng và nhất trí cao đề nghị thành lập QTDND cơ sở. (iv) Lãnh đạo địa phương tạo mọi điều kiện về nguồn nhân sự, công tác tuyên truyền, về cơ sở vật chất ban đầu, cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc… đảm bảo đủ điều kiện để QTDND cơ sở ra đời và hoạt động an toàn.
Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy nhiều cơ sở xã, phường trên Thành phố Việt Trì có đủ điều kiện để thành lập QTDND cơ sở. Đến cuối năm 1995 có 10 QTDND cơ sở được thành lập và được NHNN cấp giấy phép hoạt động ở 10 xã phường đến nay vẫn duy trì 10 QTDND cơ sở hoạt động tại 10 xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3.1.2.1. Thực trạng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn - Về số lượng
Trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện có 10 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) của các phường, xã thể hiện bảng 3.1
Thực hiện chỉ thị 57-CT/TƯ ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTD, UBND thành phố Việt Trì đã chỉ đạo củng cố, hoàn thiện và từng bước phát triển hệ thống QTD trên địa bàn thành phố đảm bảo an toàn hiệu quả.
Bảng 3.1: Số lƣợng QTDND cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì TT Tên quỹ Địa bàn hoạt động
1 Tiên Cát Phường Tiên Cát 2 Gia Cẩm Phường Gia Cẩm 3 Dữu Lâu Phường Dữu Lâu 4 Nông Trang Phường Nông Trang 5 Minh Nông Phường Minh Nông 6 Minh Phương Phường Minh Phương 7 Trưng Vương Xã Trưng Vương 8 Thuỵ Vân Xã Thuỵ Vân 9 Hùng Lô Xã Hùng Lô 10 Vân Cơ Phường Vân Cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay các QTD trên địa bàn đã cơ bản khắc phục các tồn tại cũ và từng bước phát triển tương đối toàn diện về mọi mặt. Các chính sách tiền tệ của hệ thống Quỹ tín dụng trên địa bàn thành phố đều nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế theo quy định hoạt động kinh doanh của ngân hàng là "Tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, hiện đại", mở rộng đầu tư cho vay tới mọi thành phần kinh tế, kích thích sản xuất hàng hoá phát triển, thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Để tạo thế chủ động trong kinh doanh và góp phần khai thác tối đa nội lực của địa phương, các QTD luôn coi trọng nghiệp vụ huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, lãi suất hấp dẫn, linh hoạt [4]
Quán triệt thực hiện Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Thành uỷ, thời gian qua UBND thành phố Việt Trì đã luôn quan tâm tới hoạt động của QTD trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn đầu thực hiện củng cố, chấn chỉnh, có một số đơn vị hoạt động yếu kém như QTD Thụy Vân và QTD Dữu Lâu; Thành uỷ Việt Trì đã ra Nghị quyết chuyên đề xử lý những tồn tại yếu kém của các QTD.
Ban chỉ đạo phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các Quỹ làm phương án củng cố trình UBND thành phố phê duyệt triển khai, các phòng ban chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các QTD trở lại hoạt động bình thường. Cùng với đó, thành phố cũng đã tạo điều kiện cho một số QTD mở rộng địa bàn hoạt động để tăng nguồn vốn huy động tiền gửi của dân cũng như nhu cầu tiền vay của các thành viên và người dân. Qua đó hoạt động của QTD ngày càng phát triển, số lượng thành viên tham gia góp vốn ngày càng tăng, khách hàng và thành viên gửi vốn tại QTD tăng tạo điều kiện thuận lợi để củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTD.[4]
Số lượng thành viên trong hệ thống quỹ tín dụng cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì được thể hiện qua Bảng 3.2.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, hệ thống QTD cơ sở toàn thành phố có 12.647 thành viên, so với năm 2008 tăng 2.816 thành viên tương ứng tăng 0,286 lần (Xem Bảng 3.2 và Bảng 3.3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2: Số thành viên của từng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
ĐVT: thành viên
TT Quỹ tín dụng
Số thành viên của quỹ qua các năm
2008 2009 2010 2011 2012 1 Dữu Lâu 1.353 1.405 1.479 1.521 1.608 2 Thụy Vân 1.177 1.232 1.408 1.556 1.708 3 Tiên Cát 1.097 1.157 1.206 1.243 1.302 4 Minh Nông 865 888 919 958 1.013 5 Nông Trang 1.124 1.166 1.198 1.233 1.270 6 Trưng Vương 921 977 1.033 1.089 1.183 7 Minh Phương 882 930 977 1.116 1.069 8 Gia Cẩm 1.163 1.248 1.322 1.401 1.481 9 Hùng Lô 855 954 1.095 1.221 1.407 10 Vân Cơ 394 436 478 531 606 Tổng số 9.831 10.393 11.115 11.869 12.647
Nguồn: Báo cáo NHNN Phú Thọ về hoạt động QTDND cơ sở năm 2013
Như vậy thấy rằng số lượng thành viên của hệ thống quỹ tín dụng tăng lên hàng năm, bình quân mỗi năm tăng 704 người tương ứng tăng bình quân 65%. Điều này chứng tỏ quy mô quỹ tín dụng đã được mở rộng và phát triển.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, Việt Trì là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, do vậy nhu cầu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn. Trên địa bàn thành phố lại có nhiều hệ thống Ngân hàng thương mại, cổ phần, Quỹ Tín dụng Trung ương, QTDND các phường, xã hoạt động, đây vừa là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời vừa là thách thức đối với các QTDND.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3: Kết quả phân tích biến động thành viên của cả hệ thống quỹ
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số thành viên (ngƣời) 9.831 10.393 10.393 11.869 12.647
1. Lƣợng tăng giảm tuyệt đối
- Liên hoàn 562 722 754 778 - Định gốc 562 1.284 2.038 2.816 - Bình quân 704 2. Tốc độ phát triển - Liên hoàn 1,057 1,069 1,068 1,066 - Định gốc 1,057 1,131 1,207 1,286 - Tốc độ phát triển trung bình 1,065 3. Tốc độ tăng (giảm) -Liên hoàn 0,057 0,069 0,068 0,066 - Định gốc 0,057 0,131 0,207 0,286 - Bình quân 0,065
Nguồn: Báo cáo của NHNN Phú Thọ và tính toán của tác giả
Vì vậy, để hoạt động của các QTDND mang lại hiệu quả cao, tới đây rất cần các QTD trên địa bàn thành phố tiếp tục đổi mới hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phấn đấu làm sao để QTDND thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân.
3.1.2.2. Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì
QTDND cơ sở ra được ra đời và hoạt động trên cơ sở Luật Hợp tác xã và Luật Tổ chức tín dụng. Điều 20 Chương 1 Luật Các tổ chức tín dựng quy định: Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau, phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống, khai thác và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành viên.