Nhóm giải pháp về cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 103 - 107)

6. Kết cấu đề tài

4.2.3. Nhóm giải pháp về cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vớ

phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

4.2.3.1.Thực hiện tốt chính sách khách hàng

Đối với QTDND cơ sở hiện nay, theo quy định khách hàng vay vốn phải là thành viên của QTDND cơ sở. Muốn mở rộng cho vay thì phải thực hiện tốt chính sách phục vụ chăm sóc thành viên, cũng như chiến lược phát triển thành viên mới nhằm thu hút được những khách hàng là thành viên kinh doanh có hiệu quả , trong đó chú ý: (i) Xác định công tác tư vấn chăm sóc thành viên, là nhiệm vụ quan trọng đối vớiQTDND cơ sở. (ii) Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức Đại hội thành viên hàng năm, hội nghị các tổ thành viên, hội thảo... nhằm trang bị thêm kiến thức sử dụng vốn cho phát triển sản xuất kinhdoanh, đầu tư các dự án, hạch toán kinh tế của các thành viên đem lại hiệu quả cao. (iii) Quan tâm và giữ được thành viên là khách hàng truyền thống đã và đang quan hệ tín dụng vớiQTDND cơ sở, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với khách hàng. (iv) Thường xuyên đánh giá và phân loại lựa chọn thành viên tốt để áp dụng chính sách biện pháp phù hợp. Cho vay tương xứng với khả năng tài chính, khả năng quản lý của từng thành viên. (v) Thực hiện tốt chính sách thành viên sẽ tạo nên mối quan hệ gần gũi QTDND cơ sở và thành viên là khách hàng. Tạo điều kiện QTDND cơ sở nắm bắt được nhu cầu của thành viên vay vốn, mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính... để có những biện pháp thích ứng kịp thời, đồng thời phát hiện những khó khăn của thành viên để tìm giải pháp giúp đỡ hỗ trợ nhằm hạn chế những rủi ro trong công tác tín dụng.

4.2.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Đây là giải pháp quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của Quỹ, vì vậy cần phải chú ý: (i) QTDND cơ sở phải thường xuyên nắm bắt các thông tin chính xác, cập nhật về thành viên vay vốn để hạn chế rủi ro, thông qua các kênh thông tin từ thôn trưởng, các thành viên khác, để nắm bắt và xử lý kịp thời. Để thực hiện tốt việc này cầy xây dựng mạng lưới, cơ chế, hình thức thu thập nắm bắt cật nhật thông tin một cách phù hợp (ii) Thực hiện thẩm định về năng lực tài chính, dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ án, phương án thành viên có kế hoạch đầu tư vốn, kết hợp giữa các kỹ năng phân tích với kiểm tra thực tế, tính khả thi của phương án. (iii) Thẩm định tư cách của thành viên, tức là uy tín của thành viên đối với QTDND cơ sở. Đây cũng là khâu rất quan trọng đối với cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở vì: do tính chất hoạt động của mô hình này cho vay chủ yếu là tín chấp với thành viên, có nghĩa là cho vay phần lớn không có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào lòng tin, tín nhiệm của thành viên đối với QTDND cơ sở. Vì vậy thẩm định về tư cách của thành viên cần phải rất thận trọng. Để làm tốt giải pháp này, cần phải có những điều kiện nhất định, đặc biệt và trình độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của quỹ có liên quan, các điều kiện về trang thiết bị làm việc cũng như cơ chế kiểm tra giám sát chéo, quy định rõ trách nhiệm cá nhân.

4.2.3.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay

Đặc điểm chủ yếu của QTDND cơ sở là hoạt động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhu cầu vốn ở khu vực này rất đa dạng như nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư có tính chất mùa vụ, đầu tư các dự án trang trại, làng nghề, dịch vụ đời sống, nhu cầu tín dụng... nên cần đa dạng hoá các phương thức, loại hình cho vay đối với thành viên.

Điều đó đòi hỏi nghiên cứu, nắm bắt kịp thời nhu cầu vốn của thành viên, căn cứ vào tính chất của từng dự án, phương án để cho vay phù hợp với thời gian sử dụng vốn, số vốn cho vay, phương thức cho vay như cho vay từng lần, hạn mức tín dụng; cho vay trả góp... nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn.

Thực tế tại các QTDND cơ sở trên địa bàn hiện nay chưa thực hiện đa dạng hoá hình thức, phương thức cho vay đối với thành viên bỏi nhiều nguyên nhân: do trình độ cán bộ còn hạn chế, nguồn vốn còn khó khăn, chưa chủ động... Một số QTDND cơ sở đã gây không ít khó khăn cho thành viên vay vốn, cụ thể như: phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tại các QTDND cơ sở hầu như chưa được thực hiện, chủ yếu chỉ mới cho vay từng lần đối với thành viên, nên rất không thuận lợi cho những thành viên vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có tính chất vay trả thường xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Giải pháp thực hiện đa dạng hoá phương thức cho vay tại QTDND cơ sở, tập trung vào: (i) Thứ nhất, cần chủ động về nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên: vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn... hiện nay đa số các QTDND cơ sở trên địa bàn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nên không thể đầu tư cho vay trung và dài hạn. (ii) Thứ hai, tập trung nâng cao trình trình độ cán bộ QTDND cơ sở, đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng. Cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá từng thành viên vay vốn, mục đích xin vay vốn... để áp dụng các hình thức, phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

4.2.3.4. Tăng cường quản lý cho vay đối với thành viên

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng vòng quay vốn tín dụng và công tác thu nợ đạt kết quả, cần tập trung những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần xác định thời hạn cho vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn, hay nói cách khác phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của thành viên.

Thứ hai. xác định thời kỳ trả nợ vay, QTDND cơ sở cần xem xét, tính toán thời gian thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn và nguồn thu nhập của thành viên (khách hàng). Nhất là đối với cho vay trung dài hạn, phương thức thu nợ cần quy định cho phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của thành viên.

Thứ ba, về mức trả nợ: cần xác định mức trả nợ của từng món vay phù hợp với mức doanh thu của chu kỳ sản xuất kinh doanh, với mức thu nhập và các nguồn thu khác (đối với cho vay tín dụng) của thành viên.

Thứ tư, hạn chế nợ quá hạn: nợ quá hạn là nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng, ứ đọng vốn, giảm hiệu quả cho vay, mất khả năng thanh toán… nên cần tập trung ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Cần thực hiện tốt ở các khâu sau:Hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thành viên, kết nạp thành viên phải được chọn lọc, phải đảm bảo các điều kiện theo quy đinh như tư cách thành viên, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, có ý thức xây dựng tập thể…; Phân loại thành viên để đầu tư cho vay hợp lý với từng đối tượng thành viên; Thẩm định dự án, phương án cho vay, tài sản đảm bản món vay; Quyết định mức cho vay; Thực hiện kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay; Khi có nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quá hạn phát sinh thì phải thực hiện phân loại nợ quá hạn theo thời gian, khả năng thu hồi, phân tích nguyên nhân và tìm mọi biện pháp thu hồi nợ quá hạn; Đối với những khoản nợ cho vay do cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, hoặc tiêu cực thì phải xử lý quy trách nhiệm vật chất; Đối với những khoản nợ khó đòi, QTDND cơ sở phải tích cực đôn đốc, nhắc nhở và bằng các biện pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương hỗ trợ để thu nợ…Trong quá trình thực hiện các khâu trên. QTDND cơ sở phải thật khách quan, trung thực và phân định trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý liên quan đến giải quyết cho vay.

Thứ năm, thực hiện gia hạn nợ, điều định kỳ hạn trả nợ hoặc miễn giảm một phần lãi suất cho vay khi nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng: lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh.v..v tạo điều kiện hỗ trợ thành viên tiếp tục sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ.

4.2.3.5. Xác định lãi suất và các khoản chi phí dịch vụ hợp lý

Lãi suất cho vay luôn là vấn đề được QTDND cơ sở và thành viên quan tâm, bởi vì đối với thành viên thì lãi là khoản chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn, còn đối với QTDND cơ sở thì lãi cho vay để bù đắp các khoản chi phí và đem lại khoản lợi nhuận cho đơn vị. Định giá chính xác các khoản cho vay để đưa ra một mức giá hợp lý và thu hút được thành viên có dự án hiệu quả kinh tế cao là điều hết sức cần thiết. Vì vậy cần phải xác định lãi suất phùhợp.

Xác định lãi suất và dịch vụ hợp lý cần thực hiện những giải pháp sau: (i) Một , cần áp dựng mức lãi suất hợp lý có sức hấp dẫn phù hợp với từng ngành nghề và luôn đảm bảo tính ưu đãi trong cho vay đối với thành viên có phương án, dự án mới, có quy mô lớn hơn. (ii) Hai là, chủ động nắm bắt diễn biến của thị trường trên địa bàn, linh hoạt áp dụng mức lãi suất tiền gửi và cho vay nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và cho vay thành viên. (iii) Ba là, giảm thiểu các chi phí trong hoạt động trên cơ sở tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm các khoản chi phí chưa cần thiết. (iv) Bốn là, việc áp dụng lãi suất phải thực sự mềm dẻo, linh hoạt để lãi suất cho vay, huy động vốn gắn chặt và phù hợp với nền kinh tế, đặc biệt phù hợp với địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 103 - 107)