Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo môi trường cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 97 - 99)

6. Kết cấu đề tài

4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo môi trường cho

hoạt động huy động và cho vay vốn

Đây là nhóm giải pháp chung của cả huy động và cho vay vốn đối với các QTDND trên địa bàn thành phố Việt Trì. Mục tiêu hoạt động là tương trợ, không chạy theo mục tiêu lợi nhuận đơn thuần, nhưng QTDND vẫn cần có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí để quỹ tín dụng hoạt động đúng mô hình Hợp tác xã. Qua đó vừa đảm bảo chi phí hoạt động cũng như có tích lũy để tồn tại và phát triển. Do đó, trong giai đoạn hoàn thiện mô hình hoạt động, cần có sự hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% hoặc thấp hơn.

- Nới rộng biên độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay so với NHTM là từ 0,5% như hiện nay lên 3%. Có như vậy, QTDND mới có điều kiện trang trải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chi phí huy động và cho vay thành viên ở địa bàn nông thôn - là những món vay nhỏ lẻ, rủi ro cao.

- Giá trị các món vay của QTDND nhỏ, đối tượng vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình… nên các tiêu chí quy định về cho vay, sử dụng vốn vay nên thấp hơn các NHTM đảm bảo không được “vượt rào” vi phạm nguyên tắc quy định cho vay và mục đích sử dụng vốn vay. Như vậy thì các QTDND mới phục vụ được thành viên và ngược lại thành viên mới tham gia vay tại quỹ.

- Xây dựng các tiêu chí cụ thể về tính chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động để trên cơ sở đó rà soát các QTDND. Quỹ nào hoạt động không đúng, hiệu quả thấp, biến tướng, tác động xấu đến hệ thống nên xây dựng lộ trình cho chấm dứt hoạt động… Khi đi đúng quỹ đạo về tính chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động thì uy tín, tác dụng của mô hình QTDND mới tạo lợi thế khác biệt so với các NHTM. Đây cũng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của QTDND.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý, điều hành quỹ, cần phổ biến chính sách, cơ chế hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân để người dân hiểu đúng, có ý thức tự nguyện tham gia. Cần có chính sách hỗ trợ để quỹ có điều kiện tích lũy, bổ sung vốn, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. Cơ quan chức năng cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kho quỹ bảo đảm an toàn tín dụng, cân đối vốn, thanh khoản; nâng cao năng lực, chất lượng điều hòa vốn trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; phát huy hiệu quả vai trò hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong điều hòa vốn của hệ thống

- Tập trung vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện cấp tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng; chấp hành các quy định của pháp luật về tỷ lệ an toàn và quản trị rủi ro

- Có phương án sử dụng nguồn vốn hợp lý, phù hợp với tính chất và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ làm tốt vai trò là đầu mối hỗ trợ điều hòa vốn trong hệ thống đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; mở rộng cho vay hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên xuống dưới 30% tổng dư nợ cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Phú Thọ (Trang 97 - 99)