6. Kết cấu đề tài
1.1.5. Nội dung nghiên cứu về huy động và cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân
Để nghiên cứu về hiệu quả huy động và cho vay vốn của QTDND, cần tập trung làm rõ một số nội dung sau:
1.1.5.1. Nghiên cứu về huy động vốn
Để nghiên cứu thực trạng huy động vốn, cần làm rõ một số khía cạnh: (i) Các hình thức huy động vốn, xem xét QTDND cơ sở đã sử dụng các hình thức nào để huy động vốn, trên cơ sở phân tích về quy mô, mức độ của từng hình thức huy động; (ii) Số lượng, cơ cấu vốn huy động chia theo các loại vốn cụ thể (vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay từ các tổ chức…), phân tích quy mô, mức độ của từng loại vốn, đánh giá sự tăng trưởng của từng loại qua các năm
1.1.5.2. Nghiên cứu về cho vay vốn
Tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ: (i) Các hình thức cho vay (theo thời hạn vay, theo tài sản đảm bảo, theo mục đích sử dụng, theo ngành nghề kinh tế…); (ii) Quy trình vay (phân tích từng bước trong quy trình cho vay như: thẩm định, xét duyệt; giải ngân cho vay; kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay; thu hồi nợ vay…); Nghiên cứu về kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay (thể hiện qua phân tích, đánh giá về số lượng, cơ cấu vốn vay; nợ quá hạn…).
1.1.5.3. Nghiên cứu phân tích các nhân tố ánh hưởng đến hoạt động huy động và cho vay vốn
Nội dung này tập trung vào việc nhận diện và phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu tác động đến huy động và cho vay vốn: Các yếu tố thuộc về QTDND (năng lực hoạt động, uy tín kinh doanh…); nhóm yếu tố khách quan (mức độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư trên địa bàn; cơ chế chính sách của Nhà nước và địa phương…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/