CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
3.2.4. Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát tín dụng giữa bộ phận Quan hệ Khách hàng với bộ phận Quản lý Rủi ro
Quan hệ Khách hàng với bộ phận Quản lý Rủi ro
Các khoản vay cần được giám sát một cách thường xuyên, liên tục, thống nhất nhằm phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khác phục kịp thời. Ngân hàng cần tăng cường hoạt động giám sát tín dụng bằng việc kết hợp kiểm tra giữa bộ phận Quan hệ Khách hàng và bộ phận Quản lý rủi ro. Những dấu hiệu cảnh báo sớm có thể nhận biết gồm dấu hiệu tài chính và phi tài chính.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm – các chỉ số tài chính: + Không có khả năng trả gốc hoặc lãi
+ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm; + Giá trị sản lượng hoặc doanh thu giảm;
+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất ngờ;
+ Hệ số vòng quay vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm; + Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý;
+ Sự bất ổn của các tài khoản vãng lai; + Tài sản vô hình nhiều quá mức; + Dự báo lạc quan thái quá; + Chế độ kế toán gian lận;
Các dấu hiệu cảnh báo sớm – các chỉ số phi tài chính: + Tài sản được bảo quản một cách tồi tệ, không cẩn thận; + Sự xuống cấp trong lối sống của ban điều hành/ban lãnh đạo; + Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực; + Những bình luận hoặc tin đồn không tốt trên báo chí;
+ Không theo kịp với những thay đổi về công nghệ - cơ sở hạ tầng lâu năm hoặc lạc hậu;
Không chỉ bộ phận QHKH theo dõi tình hình của KH, mà định kỳ bộ phận Quản lý Rủi ro cũng cần lập các báo cáo về tình hình của các khách hàng. Trong trường hợp bộ phận Quan hệ Khách hàng cố tình che giấu đi những thông tin bất lợi về khách hàng thì sự phối hợp kiểm tra giữa bộ phận Quan hệ Khách hàng và Quản lý Rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro này, vừa tạo ra sự khách quan trong công tác kiểm tra, vừa giúp cho bộ phận Quản lý Rủi ro chủ động trong việc xử lý nợ xấu.