- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng như sau:
o Một là, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (chẳng hạn như dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc cỏc khỏch hàng/khỏan vay cú cỏc đặc điểm như sau:
Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng có nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), dùng nguồn thu từ dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.
Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Khách hàng có nhiều chi nhỏnh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay.
o Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc cỏc khỏch hàng/khỏan vay cú cỏc đặc điểm:
Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực XDCB, sử dụng vốn ngân sách).
Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau dó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.
Thời hạn cho vay không phù hợp với thời hạn của một vòng quay vốn lưu động
o Ba là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối với các khoản vay sau:
Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém – nhất là các DNNN, nội bộ mâu thuẫn – các công ty cổ phần…
Khách hàng có hệ số nợ/vốn tự có rất cao (từ 4 – 5 lần)
o Bốn là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, thường xảy ra đối với các lĩnh vực/khỏch hàng có đặc điểm: Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động của các nhà đầu tư thứ phát.
Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…
Cho vay bắc cầu ngắn hạn hoặc mở L/C bảo lãnh nhập khẩu máy móc thếit bị khi chưa thẩm định tổng thể dự án, hoặc dựa vào nguồn vốn trung dài hạn chưa chắc chắn (các khỏan vay trung dài hạn chưa được phê duyệt, bảo lãnh phát hành trái phiếu không có ràng buộc rõ ràng thời điểm…)
o Năm là, khách hàng chủ tâm lừa đảo ngân hàng, sử dụng hồ sơ giấy tờ giả mạo để làm tài sản bảo đảm vay vốn tại Ngân hàng, khách hàng không trung thực trong quá trình khai báo thông tin về tình hình tài chính của mình, thậm chí báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức có uy tín nhưng số liệu cũng không chính xác.
- Nguyên nhân từ môi trường khách quan
Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Ngân hàng Tiên Phong ra đời trong bối cảnh nền kinh tế năm 2008 đang gặp nhiều khó khăn đó là khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với trong nước là lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Sang năm 2010 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng: thị trường tiền tệ, ngoại hối bất ổn, lạm phát tăng, lãi suất tăng khiến cho tài sản bị giảm giá, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ do đánh giá lại trạng thái ngoại tệ và các khoản đầu tư.
Năm 2011, lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dùng tháng 6/2011 so với tháng 12/2010 tăng 13,29% (bình quân cùng kỳ tăng 16%), vượt chỉ tiêu được Quốc hội thông qua (không quá 7%). Nguyên nhân của lạm phát cao có yếu tố bên ngoài như giá lương thực, xăng dầu quốc tế tăng và tình hình lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và yếu tố bên trong do tác động của việc sử dụng gói kích thích kinh tế từ năm 2008 đến năm 2010 và việc tăng giá điện, xăng dầu, tăng lương cán bộ, công chức.
Mặt bằng lãi suất ở mức cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lãi suất huy động bình quân tăng khoảng 2,9% so với cuối năm 2010. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn. Việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Tiờờ̀m lực của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán tuy đã được tăng cường nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đó cú cải thiện nhưng mức nhập siêu vẫn còn cao, 6 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 6,65 tỷ USD bằng 15,72% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu từ các nước trong khu vực, cần tiếp tục cú cỏc giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình, giảm sức ép đối với tỷ giá, thị trường ngoại hối và lãi suất cho vay.
Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam còn một số bất cập; hiệu quả công tác dự báo chưa cao; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa thu được nhiều kết quả. Một số cơ quan, địa phương cú lỳc, cú nơi còn chưa thực sự triển khai quyết liệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao, dẫn tới khu vực sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại; hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước cũn thṍp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, một số phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Thị trường chứng khoán khó khăn, thị trường bất động sản suy giảm. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như bản thân các ngân hàng.
Môi trường tự nhiên:
Hàng năm thiên tai xảy ra như động đất, hạn hán, lũ lụt… đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trong lĩnh vực nụng, lõm, ngư nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán gốc và lãi của Ngân hàng, làm phát sinh các khoản nợ quá hạn.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các Ngân hàng nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của Ngân hàng - liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi tầm tay của Ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.