CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
đưa ra đề án về việc thành lập công ty này.
2.3.6. Một số quy định hạn chế tín dụng bằng hạn mức tín dụng, lãi suất
Ngân hàng đưa ra cho khách hàng một hạn mức tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Khi vay vốn tại NH Tiên Phong hay bất kỳ một ngân hàng nào, trước tiờn các khách hàng sẽ gặp phải giới hạn quy định trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đó là tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Tuy nhiên, với vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng thì con số 15% vốn tự có đã là một số tiền lớn, Ngân hàng Tiên Phong sẽ hạn chế việc cấp tín dụng cho một khách hàng với giá trị lớn như vậy. Tuỳ từng lĩnh vực cụ thể, tuỳ từng khách hàng với tiềm lực tài chính cũng như giá trị tài sản bảo đảm mà Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng phù hợp.
Lãi suất khoản vay là chi phí khách hàng chi trả cho việc sử dụng tiền của Ngân hàng. Lãi suất càng cao thì càng khiến cho chi phí của khách hàng tăng lên, từ đó tác động tới tâm lý của khách hàng là giảm thiểu nguồn vay nợ để giảm thiểu chi phí tài chính. Tuy nhiên, khi một khách hàng sẵn sàng chấp nhận một mức lãi suất cao tại Ngân hàng sẽ xuất hiện tình huống: khách hàng thực sự thiếu vốn và sẵn sàng vay bằng bất cứ giá nào, mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn bởi khách hàng đang mạo hiểm hơn và kỳ vọng nhiều hơn khi họ sẵn sàng vay vốn để đầu tư với mức lãi suất cao.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPTiên Phong Tiên Phong