Giám sát tín dụng và xử lý tín dụng có vấn đề

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 34 - 37)

Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không có khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn.

Trong khi ngày nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm:

- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì phải thường xuyên hơn.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dụng quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra, bao gồm:

a/ Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch.

b/ Chất lượng và điều kiện của tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng.

c/ Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thầm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu cần thiết.

d/ Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào.

e/ Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra.

- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn, bởi vì nếu các “đại gia” bị vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng.

- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.

- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển (ví dụ như xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phương pháp phân phối mới).

Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng. Với lý do này, đồng thời tăng cường tính khách quan của công tác kiểm tra tín dụng, hầu hết các ngân hàng lớn đều thành lập phòng “kiểm tra tín dụng” độc lập với “phũng tớn dụng”. Kiểm tra tín dụng cũng giúp cho hội đồng

quản trị và Ban giám đốc điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách “quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tương lại.

Xử lý tín dụng có vấn đề: Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Những khoản tín dụng có vấn đề thường bao gồm các trường hợp: (i) người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng giảm giá đáng kể. Vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Các chuyên gia ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước như sau:

- Luôn luôn đặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã vay.

- Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. - Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho

vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.

- Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tính giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với khách hàng, chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những nguyên nhân có thể, ghi chú mọi vấn đề đặc biệt khám phá ra (kể cả những chủ nợ có liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định được rủi ro đối với ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản làm vật bảo đảm tín dụng để phù hợp với tình hình mới).

- Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng ).

- Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện

- Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp

- Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khỏc cú thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w