Chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.3.2.3. Chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn, thông qua quy định cụ thể đối với các bước thực hiện tại từng bộ phận đối với từng loại nghiệp vụ tín dụng.

Về giới hạn tín dụng: giới hạn tín dụng tuân thủ theo quy định của Luật các tổ chức Tín dụng năm 2010, chẳng hạn như: tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới cũng đã áp dụng giới hạn tín dụng này, như tại Thái Lan sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quy định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn của NHTM để phù hợp với thông lệ quốc tế: chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu là 8%, giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốn huy động. Hoặc tại Hàn Quốc, cùng thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã yêu cầu các NHTM phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên 8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

Giới hạn tín dụng mà NH đang thực hiện tuân theo Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010 là phù hợp. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, giới hạn tín dụng của Ngân hàng thắt chặt hơn để đảm bảo hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Về phân tán rủi ro tín dụng

Các hình thức phân tán rủi ro mà NH Tiên Phong đang áp dụng là:

- Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực. - Không dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng: hiện tại, để đáp ứng với nhu cầu của thị trường, NH Tiên Phong đã đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân thỡ cú cỏc sản phẩm

như: tín chấp tiêu dùng, thấu chi, vay mua ô tô, vay mua nhà, vay thế chấp tiêu dùng, vay kinh doanh, vay du học, vay cầm cố chứng từ có giá, vay chứng khoỏn… Đối với các khách hàng doanh nghiệp cú cỏc sản phẩm như: cho vay thấu chi tài khoản, cho vay vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản cố định, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, tài trợ dự án.

- Cho vay đồng tài trợ: hình thức này giúp nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro mà không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thị.

Tuy nhiên, so với các ngân hàng đã hoạt động lâu năm trên thị trường như Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Á Chõu,… thỡ NH Tiên Phong chưa thực sự đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng của mỡnh. Cỏc ngân hàng khác cho vay trong rất nhiều lĩnh vực như: nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước, xây dựng, thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, khách sạn nhà hàng, vận tải – kho bãi, nhưng tại NH Tiên Phong vẫn chưa đạt được mức đa dạng ngành nghề cho vay như trên bởi nhiều lý do như: lãi suất tại NH Tiên Phong không đủ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, chưa đủ khả năng tài trợ với nguồn lớn và thời gian dài… Bên cạnh đú, cỏc Ngân hàng cũn cú những gói sản phẩm đặc thù cho từng doanh nghiệp hoặc từng lĩnh vực kinh doanh ví dụ như gói sản phẩm cho doanh nghiệp bán ô tô, hoặc gói sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh thẻ cào của các nhà mạng Viettel, Mobi, Vinaphone; để có được những gói sản phẩm đặc thù cho từng loại hình kinh doanh như vậy thì cần một bộ phận marketing nhạy bén với thị trường – đây là điều mà NH Tiên Phong còn hạn chế.

Về thẩm quyền phán quyết: thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong NH Tiên Phong (thẩm quyền phán quyết của Uỷ ban Tín dụng, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhỏnh…). Thẩm quyền phán quyết giúp cho việc ra quyết định của Ngân hàng được chính xác hơn,

và chính sách này đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Về lãi suất: Lãi suất áp dụng với từng khách hàng phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng, và theo tiêu chí rủi ro cao thì lợi nhuận cao và ngược lại.

2.3.3. Thực hiện công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

Ngân hàng sàng lọc khách hàng thông qua việc chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng khách hàng (khách hàng được đánh giá trên cả khía cạnh tài chính lẫn phi tài chính). Tại Ngân hàng Tiên Phong, hiện chỉ có phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng cá nhân, được đánh giá một cách chủ quan phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ tín dụng.

Xếp hạng tín dụng nội bộ là một chương trình ứng dụng do NH Tiên Phong xây dựng và áp dụng nội bộ để đưa mức xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp. Chương trình này không chỉ áp dụng với các khách hàng doanh nghiệp vay vốn, mà còn áp dụng với cả những doanh nghiệp bảo lãnh cho các khoản tín dụng do NH Tiên Phong cấp, các doanh nghiệp phát hành các chứng khoán nợ hoặc chứng chỉ vốn mà NH Tiên Phong nắm giữ. Thông tin đầu vào gồm thông tin tài chính (lấy từ báo cáo tài chính của khách hàng) và thông tin phi tài chính (gồm các chỉ tiêu thuộc bốn nhóm về môi trường kinh doanh, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực về quản lý và hồ sơ về quan hệ tín dụng).

Thông tin tài chính sẽ được đánh giá theo bốn nhóm chỉ số:

+ Nhóm chỉ số lợi nhuận: gồm các chỉ số: lợi nhuận sau thuế/doanh thu (cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu), chỉ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (cho biết khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì họ sẽ thu về lợi nhuận được bao nhiêu), chỉ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (cho

biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào tài sản thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận).

+ Nhóm chỉ số hoạt động, gồm các chỉ số: số ngày hàng tồn kho, số ngày khoản phải thu, số ngày khoản phải trả. Nhóm chỉ số này phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, có phù hợp với các điều kiện hiện tại hay không.

+ Nhóm chỉ số khả năng thanh toán, gồm: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh. Nhóm chỉ số này phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp là lành mạnh hay yếu kém, doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán hay không.

+ Nhóm chỉ số nợ, gồm: hệ số đòn cân nợ (tổng nợ/vốn tự có), hệ số tự tài trợ (vốn tự cú/tổng tài sản). Nhóm chỉ số này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp và khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đó.

Thông tin phi tài chính được đánh giá theo những tiêu chí cụ thể như sau: + Nhóm chỉ tiêu về môi trường kinh doanh: môi trường kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên triển vọng phát triển của ngành trong 5 năm tới, mức độ cạnh tranh trong thị trường đó, khả năng các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường và các chính sách bảo hộ, ưu đãi của Nhà nước với ngành kinh doanh mà khách hàng đang tham gia.

+ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh: Ngân hàng Tiên Phong đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng theo các tiêu chí: số năm hoạt động của công ty, phạm vi hoạt động của công ty, vị thế của công ty trên thị trường, sự đa dạng sản phẩm/ngành nghề, quan hệ với các nhà cung cấp/khỏch hàng và khả năng tiếp cận các nguồn vốn của công ty đó.

+ Nhóm chỉ tiêu về quản lý – chiến lược: nhóm chỉ tiêu này quan tâm tới năng lực điều hành của ban giám đốc, tầm nhìn và chiến lược trung hạn của doanh nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp (kỹ thuật và con

người) và cuối cùng là chất lượng của thông tin tài chính (báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không).

+ Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng: Ngân hàng Tiên Phong đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng với ngân hàng (trả đúng hạn hay đã từng quá hạn), và số lần cơ cấu lại thời trả nợ.

Việc xếp hạng được thực hiện theo phương pháp chấm điểm và trọng số. Số điểm của khách hàng bằng tổng cộng điểm của từng chỉ tiêu nhân với trọng số của chỉ tiêu tương ứng. Hệ thống xếp hạng tín dụng được chia thành 10 mức từ 1 đến 10 theo thứ tự từ cao xuống thấp dựa trên bốn yếu tố chủ yếu: khả năng đáp ứng các cam kết tài chính đối với NH Tiên Phong và các chủ nợ khác; mức độ ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thích ứng với các bất lợi về môi trường kinh doanh; triển vọng phát triển trong ngắn hạn, trung và dài hạn; mức độ rủi ro tín dụng. Nếu khách hàng xếp hạng từ hạng 8 đến 10 thì NH Tiên Phong sẽ từ chối cấp tín dụng.

Đối với hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đang áp dụng tại Ngân hàng đã thể hiện tương đối đầy đủ tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng, góp phần vào nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với khách hàng cá nhân, việc thiếu hệ thống xếp hạng tín dụng đã ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản tín dụng cá nhân. Đây là một trong những hạn chế mà Ngân hàng Tiên Phong cần khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w