Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.3.2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Theo quy trình tín dụng này, bộ phận Quan hệ Khách hàng (QHKH) sẽ tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu khách hàng; tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng. Trên cơ sở đó, bộ phận QHKH sẽ tư vấn cho khách hàng sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như khả năng đáp ứng và giảm thiểu rủi ro cho NH. Trong một số trường hợp nhu cầu của khách hàng không phù hợp với chủ trương, chính sách của NH thì bộ phận QHKH có thể lập tờ trình nguyên tắc để xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để tránh tình trạng mất thời gian nghiên cứu hồ sơ cho cả phía Ngân hàng lẫn khách hàng. Trong trường hợp nhu cầu của KH phù hợp, và tuỳ vào việc cấp tín dụng cho KH có tài sản bảo đảm hay tín chấp mà NH sẽ tiến hành định giá tài sản

bảo đảm. Sau đó, bộ phận QHKH sẽ lập tờ trình tín dụng xin phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Tại mỗi chi nhánh, giám đốc chi nhánh sẽ được phân quyền cấp tín dụng với một hạn mức cụ thế (phụ thuộc vào việc có hoặc không có tài sản bảo đảm). Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá hạn mức được phân quyền của các giám đốc chi nhánh thì chi nhánh phải chuyển hồ sơ lờn phũng Thẩm định – Hội sở chính. Tại đây, bộ phận Thẩm định sẽ căn cứ trên hồ sơ chi nhánh cung cấp và danh mục hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng hoặc đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết) để đưa ra báo cáo thẩm định và trình lên Ủy ban Tín dụng.

NH Tiên Phong hiện đang áp dụng một quy trình tín dụng thống nhất cho mọi khách hàng. Đối với một ngân hàng mới ra đời và chưa có lượng khách hàng đông đảo thì việc áp dụng quy trình tín dụng này là phù hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w