Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.3.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

thị trường để đưa ra các báo cáo định kỳ về một số ngành kinh tế/mặt hàng trọng điểm. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, cán bộ tín dụng phải dựa vào thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để đánh giá, do vậy kết quả đánh giá không thể tránh khỏi những ý kiến chủ quan, phiến diện.

Chính sự yếu kém trong công tác thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng cũng như thông tin về thị trường, đã khiến cho quyết định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng còn nhiều thiếu xót.

2.3.2. Chính sách quản lý tín dụng, quy trình tín dụng

2.3.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tiên Phong

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung có sự tách biệt một cách độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. - Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Điểm yếu của mô hình:

- Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng.

Tại chi nhánh: Tiến hành tỏch cỏc bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng thẩm định tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lói…).

Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn và thực hiện phân tích tín dụng dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp, đồng thời kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua cỏc kờnh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trờn cỏc phương tiện thông tin đại chỳng…Sau đú chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận thẩm định tín dụng.

Trên cơ sở hồ sơ bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp, bộ phận thẩm định thực hiện phân tích, đánh giá lại toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng tới người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển lại cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện cỏc khõu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

Sau khi hồ sơ được phê duyệt, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ kèm thông báo phê duyệt cho bộ phận hỗ trợ tín dụng để lưu hồ sơ và làm căn cứ cho mỗi lần khách hàng phát sinh nhu cầu tín dụng. Bộ phận hỗ trợ có trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp… và kiểm soát hồ sơ tín dụng đảm bảo đúng theo phê duyệt cũng như quy định của NHNN và pháp luật. Định kỳ hoặc đột xuất bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện thu gốc, lãi theo quy định hoặc theo đề nghị của khách hàng.

Với những ưu thế mà mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung mang lại cũng như khả năng áp dụng vào thực tế tại Ngân hàng Tiên Phong cho thấy, việc Ngân hàng Tiên Phong áp dụng mô hình này là phù hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp tiên phong (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w