Muốn lựa chọn được những khách hàng đạt điều kiện cho vay, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá khách hàng và thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Để giảm thiểu được phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng, cần phải phân tích, thẩm định về khách hàng và xem xét phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu hết sức cẩn thận dưới nhiều khía cạnh để quyết định xem có cho vay được hay không và nếu cho vay được thì cho vay bao nhiêu, trong thời gian bao lâu... Việc phân tích, thẩm định được tiến hành càng kỹ thì ngân hàng càng tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng sàng lọc khách hàng thông qua việc chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng khách hàng (khách hàng được đánh giá trên cả khía cạnh tài chính lẫn phi tài chính). Các mô hình chấm điểm có thể sử dụng gồm:
Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số Z do E. I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: trị số của các chỉ số tài chính của
người đi vay (X1) và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó: X1 là tỷ số vốn lưu động rũng/tổng tài sản X2 là tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản
X3 là tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lói/tổng tài sản X4 là tỷ số thị giá cổ phiếu/giỏ trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 là tỷ số doanh thu/tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và không được cho vay.
Hạn chế của mô hình:
- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ” và “khụng vỡ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiềm nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.
- Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, các biến số (X) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường về kinh doanh thường xuyên thay đổi. Ngoài ra mô hình cũng giả thiết rằng các biến số X là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.
- Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ví dụ, yếu tố “danh tiếng” của khách hàng, hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, các nhân tố này thường không được đề cập trong
mô hình ghi điểm tín dụng “Z”. Mặt khác, mô hình cho điểm thường không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tài chính.
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Thực tế, nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm số để xử lý số lượng đơn yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng sử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Nhiều khách hàng yêu thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ xin vay, thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sơ dữ liệu của khách hàng, trong vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng.
Mô hình cho điểm tín dụng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Ví dụ, bảng dưới đây cho thấy những hạng mục và điểm của chúng thường được sử dụng ở ngân hàng Mỹ.
Bảng số 1.1: Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cá nhân
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín
dụng Điểm số