Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 107)

- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, theo đó thành lập bộ phận thẩm định độc lập ở các chi nhánh loại I, II và III nhằm

3.3.2Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng: Hiện nay việc xử lý rủi ro tín dụng từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng và do từng ngân hàng quyết định sử dụng theo quy định nội bộ; quỹ này phân tán tại các ngân hàng nên khi có rủi ro lớn xẩy ra, có thể một ngân hàng sẽ không thể ứng phó kịp thời với nguồn vốn ít ỏi từ quỹ dự phòng của mình. Do đó, bảo hiểm tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi khoản vay, tập trung dự phòng rủi ro của các ngân hàng vào một tổ chức bảo hiểm tín dụng của cả hệ thống ngân hàng nhằm hỗ trợ xử lý rủi ro giữa các ngân hàng, bảo đảm việc xử lý nhanh chóng, hiệu quả đồng thời bảo đảm quyền lợi của mỗi NHTM.

Thứ hai, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát của NHNN đối với các NHTM, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc.

Thứ tư, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD.

+ Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD.

- Vận dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

+ Tiếp tục tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng,

Thứ năm, NHNN cần sớm có hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về nghiệp vụ phái sinh tín dụng nhằm bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Thứ sáu, đề nghị NHNN ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn cụ thể để Công ty Quản lý tài sản có thể sớm đi vào hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tạo điều kiện xử lý nợ xấu cho các NHTM, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Thứ bảy, đề nghị NHNN ban hành thông tư, qui định cụ thể về quản trị rủi ro các mặt hoạt động của NHTM để các ngân hàng có cơ sở xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho các mặt hoạt động ngân hàng.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận (chương 1) và thực tiễn của Agribank (chương 2), từ các định hướng phát triển của Agribank nói chung và định hướng phát triển về công tác QTRRTD của Agribank trong thời gian tới. Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi và kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước những vấn đề về cơ chế, chính sách , pháp luật.... góp phần nhằm hoàn thiện công tác QLRRTD tại Agribank.

C. KẾT LUẬN

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và là kênh cung cấp nguồn vốn đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên việc loại trừ các rủi ro trong đầu tư tín dụng là không thực tế. Trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, vì thế vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Bám sát vào mục tiêu đó, đề tài đã hoàn thành được các nội dung sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống phân tích luận giải và làm rõ hơn những lý luận cơ bản về RRTD cũng như QTRRTD, từ đó có thể hiểu rõ hơn bản chất của RRTD. Bên cạnh đó luận văn cung cấp những nguyên nhân thường dẫn đến RRTD, hậu quả của RRTD, một số nội dung cơ bản và lợi ích của QTRRTD.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTD của ngân hàng một số nước trên thế giới để từ đó rút ra được những bài học cho ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ ba, thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng công tác QTRRTD, những kết quả đạt được và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cùng với các nguyên nhân của nó trong công tác QTRRTD của Agribank. Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm đồng bộ, hoàn thiện công tác QTRRTD nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Agribank trong tiến trình hội nhập nền kinh tề khu vực và thế giới./.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 107)