Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 52)

- Thái Lan: Mặc dù có bề dầy hoạt động nhiều năm nhưng vào năm 1997 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tà

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ kinh nghiệm của một số nước ở trên, trong quản lý RRTD có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, đó là:

Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng phải tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình giải quyết các khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng.

Thứ ba, tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, đặc biệt là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

Thứ tư, xây dựng chính sách, quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường kiểm soát và hạn chế RRTD. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ RRTD trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như cấp độ quản lý danh mục ở từng khoản tín dụng.

Thứ năm, xây dựng mô hình xếp loại khách hàng chi tiết, cụ thể, giúp các ngân hàng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả.

Thứ sáu, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách hàng . Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên để nắm nắm rõ thực trạng dư nợ. Định kỳ rà soát, phân loại danh mục tín dụng của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.

Thứ bảy, có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo có thể đo lường RRTD phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tín cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể quản lý nhận dạng các RRTD do tập trung vào một ngành, một lĩnh vực và một đối tượng nhất định.

Thứ tám, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ xấu, quản lý các khoản vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự .

Thứ chín, gia tăng tài sản bảo đảm tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm soát dòng vốn tín dụng quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ.

Thứ mười, thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi, nhằm làmh mạnh hoá tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w