- Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options)
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụngcủa ngân hàng một số nước trên thế giớ
thế giới
- Trung Quốc: Hệ thống NHTM nước này có tổng dư nợ cho vay cũng như các khoản nợ xấu rất lớn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP; Tổng khối lượng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD, bằng 36% GDP. Nếu xét số tuyệt đối, lượng nợ xấu này tương đương nợ xấu của Mỹ vào năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.
Để phòng ngừa và XLRRTD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW) đã đưa ra quy định: (i) Bộ phận tín dụng của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thông tin để phân loại, đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; (ii) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; (iii) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; (iv) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; (v) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
NHTW Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 (2002) và công văn số 463(2005), yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng, dự kiến một cách hợp lý các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản này (như dự phòng tổn thất cho vay). Theo đó, các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.
Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: (1) Dự phòng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ; (2) Dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp vào cuối tháng, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: Nhóm 1:0%, nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%, nhóm 4: 50%, nhóm : 100%.
Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý nợ (AMCs) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống NHTM Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu, dẫn đến khó khăn trong hoạt động của AMCs. Năm 1999, khi một khối lượng nợ bằng 170 tỷ USD được chuyển giao cho AMCs, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang, AMCs phải vay từ NHTW 67 tỷ USD và phát hành trái phiếu trị giá 108 tỷ USD. Kết quả là đến tháng 03/2004, AMCs
xử lý được 63.9 tỷ USD, trong đó có một bộ phận nợ được chuyển thành vốn chủ sở hữu (12.87 tỷ USD). Như vậy, số nợ thu hồi chỉ đạt 7.6% tổng nợ xấu được chuyển sang và bằng 20% số nợ được xử lý. Bên cạnh khoản nợ chuyển giao cho AMCs, các NHTM quốc doanh Trung Quốc vẫn còn một khối lượng nợ xấu rất lớn (khoảng 232 tỷ USD so với năm 2002) . Nhưng thực ra, nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro để xoá các khoản nợ không đủ khả năng thu hồi, phần thu được của khách hàng gần như không đáng kể. Ngoài ra các NHTM và AMCs đã cho các nhà đầu tư nước ngoài khối lượng nợ mện giá khoảng 6 tỷ USD , trong đó riêng City Group mua gần 2,2 tỷ USD. Khối lượng nợ được xử lý này là cơ sở để Chính phủ Trung Quốc cấp thêm cho 2 ngân hàng xử lý nợ tốt nhất Trung Quốc là ngân hàng Trung Quốc (BOC) và ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại hối.
- Singapore: Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập uỷ ban giám sát ngân hàng cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh hiện đại, Singapore quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những dánh giá tình huống tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển...) và có thể thay đổi kết quả phân loại vào bất cứ thời điểm nào. Các khoản cho vay được chia làm 5 nhóm nợ: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó nợ các nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.
Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể, được xác định, được xác định theo tiêu chí:(i) Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay(kiểm tra khả năng tồn tại);(ii) nguồn tiền mặt của khách hàng vay (bao gồm cả nguồn hỗ trợ của bên thứ ba; (iii) Chất lượng và giá trị có thể bán được của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh cho khoản vay; (iv) sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp và có giá trị pháp lý
dự phòng không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của cơ quan quản lý tiền tệ Singapore ( MAS): (1) nợ nhóm 3: 10% giá trị khoản vay; (2) nợ nhóm 4: 50% giá trị khoản vay; (3) nợ nhóm 5: 100% giá trị khoản vay.
Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore được yêu cầu xây dựng “Danh mục theo dõi“ để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng. “Danh mục theo dõi“ không phải là danh mục phân loại, mà là danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề RRTD tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi không phải là những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn, mà đều là những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hướng có ảnh hưởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm thấp hơn.
Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt theo dõi để: (i) Xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ và khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó; (ii) đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp; (iii) Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản tín dụng ; (iv) Đưa ra chiến lược thu hồi nợ cũng như phân loại vào các nhóm nợ thích hợp; (v) Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với các khoản nợ này.
Đối với các khoản nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ, MAS cho phép các NHTM được xoá nợ xuống còn 1 đô la Singapore, bất kể có thể thu hồi được khoản nợ hay không nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM bắt buộc phải được nộp tới hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại và MAS để quản lý.
Việc quản lý nợ xấu như trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thường nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM thì gần như ngay lập tức khoản nợ đó sẽ được xử lý.
- Nhật Bản: Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng đã quan tâm phát triển từ nhiều năm về trước.
Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý RRTD như xây dụng mô hình kinh tế xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung rất chi tiết cần xem xét chi tiết khi cho vay như: Những điều đặc biệt cần chú ý đối với CBTD, đó là làm thế nào để thu nhập được các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng như thế nào; Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin như thế nào; Phân tích doanh nghiệp về các mặt như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu cổ phần, phân tích tín dụng tình hình kinh doanh, tình hình tài chính qua các hệ số tài chính ; Họ cũng cho rằng phân tích ngành kinh doanh là rất cần thiết trong phân tích tín dụng...
- Mỹ: - Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tín dụng từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ: Mặc dù các yếu tố vĩ mô như sụt giảm lãi suất, thiếu hụt sự giám sát của Chính phủ và một thị trường đa dạng dễ dàng chuyển giao RRTD là các yếu tố thường được cho là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng dưới chuẩn. đo lường RRTD trong hoạt động ngân hàng về cơ bản là một quá trình đánh giá được ngân hàng sủ dụng để xác định khả năng trả nợ của người vay, trước khi đi sâu vào các vấn đề cơ bản về đo lường rủi ro hiện tại , chúng ta hãy xem xét các nhân tố chính góp phần vào cuộc khủng hoảng của mỹ có liên quan đến cho vay thế chấp dưới chuẩn,
Giảm sụt lãi suất: Để đối phó với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán bắt đầu từ năm 1999, cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất định hướng từ trên 6% năm 2000 xuống dưới 2% năm 2001 đến cuối năm 2004 . Giá nhà ở Mỹ bắt đầu tăng từ năm 1990, và khi lãi suất xuống thấp từ năm 2001mọi người đổ xô đi vay tiền để mua nhà đất, điều này đã đẩy giá nhà trung bình tăng 3 lần. Tuy nhiên do chính sách tiền tệ của cục dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu từ năm 2005, năm 2006- 2007 lãi suất chính thức tăng lên 5% và lãi suất cho
vay mua nhà tăng đến 8% - 13% tuỳ từng khoản vay. Năm 2001 là năm người ta bắt đầu vay các món nợ mua nhà dưới chuẩn, không trả được tiền góp hàng tháng nên các ngân hàng cho vay phải kiểm chứng lại giá trị của các món nợ. Những người không đủ tiêu chuẩn hay điều kiện thì không được cho vay thêm nữa. Để có thể trả tiền nhà hay không được gia hạn món nợ .Với lãi suất quá hạn rất cao người vay càng lâm vào cảnh khó khăn. Kết quả là nhà của của những người vay bị đem ra phát mại. Theo Realtytrac, một công ty chuyên về thống kê nhà cửa, năm 2006 có 1,2 triệu căn nhà bị phát mại và trong năm 2007 sẽ có khoảng 2 triệu căn nhà bị phát mại. Tháng 6 năm 2007 có 164.644 căn nhà bị phát mại, nhưng trong tháng 7 năm 2007 thì có 179.599 căn nhà bị phát mại.
Thiếu hụt sự giám sát của Chính phủ đối với các sản phẩm tài chính mới: Gọi đây là cuộc khủng hoảng dưới chuẩn xuất phát từ lý do các ngân hàng và các tập đoàn tài chính môi giới bất động sản cho vay tiền dưới tiêu chuẩn 80/20. Đây là tiêu chuẩn có thể cho vay được tiền để mua nhà, theo đó người vay phải có 20% giá trị căn nhà muốn mua, 80% giá trị còn lại được trả góp trong vòng 15 đến 30 năm tuỳ theo khả năng tài chính của người vay (thu nhập hàng tháng, tài sản, công việc..). Khi thấy ngày càng nhiều người mua nhà, các công ty tài chính đã thực hiện hoạt động môi giới cho vay mua nhà để lấy tiền hoa hang và lấy tiền mà Mỹ gọi là “chi phí hợp đồng”. Tiền hoa hang thường là 6% giá bán nhà và người bán nhà phải trả, người mua nhà thường cũng phải gánh chịu hết những khoản chi phí hợp đồng với ngân hàng như trả tiền luật sư để làm các thủ tục hợp đồng. Do không có sự giám sát từ Chính phủ đối với lĩnh vực này, nên các ngân hàng, công ty tài chính thu hút người vay tiền bằng lãi suất hoặc chiết khấu thấp cùng một số đặc điểm làm cho người vay dễ dàng có được những khoản vay trong phân khúc đầy rủi ro này. Ví dụ : Có sản phẩm vay vốn còn gọi là Alt - A mà yêu cầu rất ít hoặc không cần giấy tờ gì hay sản phẩm IIJNA mà người vay thậm chí “ không thu nhập, không việc làm, không tài sản” cũng vay được vốnvà các khoản vay con heo đất cho phép người mua nhà có thể mua được căn nhà với ít hơn 20% khoản phải thanh toán, thậm chí từ 0- 5%. Một câu hỏi được đặt ra làm điều gì cho các ngân hàng, công ty tài chính cảm thấy họ có thể
gánh vác những rủi ro tăng khi thực hiện các khoản cho vay dưới chuẩn? Và câu trả lời được là sự bùng nổ thị trường phái sinh tín dụng đã làm cho rủi ro được chuyển nhượng dễ dàng hơn.
Sự bùng nổ thị trường nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO) đã làm cho chuyển nhượng rủi ro dễ dàng: Các ngân hàng, công ty tài chính sau khi cho vay đã bán các khoản vay này cho các tổ chức trung gian, các tổ chứcc này chia các khoản vay này thành các nhóm rủi ro khác nhau và phát hành các CDO dựa trên các khoản vay này , sau đó bán cho các nhà đầu tư. Nhũng người mua cuối cùng sản phẩm này là những hedge Funds, các hedge Funds này đem những CDO này thế chấp vào ngân hàng vay tiền để dầu tư vào bất động sản. Và đây là sự khởi đầu của sự kiện mà người ta gọi là “ khủng hoảng dưới chuẩn”.
Nhân tố thứ tư là cho điểm tín dụng: Không có sự nghi ngờ về sự đóng góp của các nhân tố trên đối với cuộc khủng hoảng hiện tại của Mỹ, nhưng một số ý kiến cho rằng một nhân tố quan trọng không kém đó là việc cho điểm tín dụng. Để có thể hiểu đầy đủ tác động của vấn đề này, chúng ta cần đi sâu vào xem xét những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động cho vay. Với kiểu cho vay truyền thống người vay nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ, đánh giá RRTD và quyết định cho vay hay không. Trong toàn bộ thời hạn vay, khoản vay vẫn nằm trên sổ sách kế toán của ngân hàng và ngân hàng thường xuyên đánh giá RRTD của khách hàng đối với khoản vay này. Với sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng hình thức này sẽ thay đổi, ngay sau khi khoản vay trên sổ sách kế toán mà bán khoản vay đó cho một tổ chức tài chính trung gian và thu về tiền mặt. Các tổ chức trung gian này sẽ phân loại các khỏan vay thành các nhóm rủi ro khác nhau và phát hành các CDO để bán cho nhà đầu tư. Trong hình thức này, việc đo lường RRTD được áp dụng ở 2 giai đoạn : Lúc ban đầu khi ngân hàng cấp khoản vay và khi phân loại rủi ro cho các khoản vay. Điều không may mắn cho các khoản vay dưới chuẩn có lẽ là do thiếu các số liệu lịch sử về thức này, cả người cho vay và các tổ chức trung gian đều phải dựa vào điểm số mức độ tín nhiệm được cung cấp bởi Fair Isaac Corp
hàng phân biệt được đâu là khách hàng tốt, đâu là khách hàng xấu. Tuy nhiên, cũng tương tự như bất kỳ số liệu thống kê nào, điểm chuẩn này sẽ không chính xác 100% khi một số khách hàng tố trở thành khách hàng xấu. Bởi vì khoảng 50% số điểm được dựa trên các khoản thanh toán trong quá khứ và lịch sử tín dụng. Đối với những khách hàng vay dưới chuẩn thì điểm FICO có rất ít ý nghĩa, thậm chí đối với một số trường hợp là không có. Rất nhiều các ngân hàng Mỹ