Cho vay theo các chương trình: lương thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi,…

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 94)

Mục tiêu dư nợ cho vay theo các chương trình thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản năm 2013 tăng tối thiểu 17% so với năm 2012, các năm sau dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân 18% đến 20% so với năm trước.

3.2.4. Chất lượng tín dụng.

Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu đến năm 2015 dưới 3,5%, đến năm 2020: nợ xấu dưới 3,0% trên tổng dư nợ.

3.3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank tín dụng trong hệ thống Agribank

3.3.1. Định hướng chung về công tác QTRRTD của Agribank

Chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ từ phân tán sang tập trung tại Trụ sở chính, Văn phòng đại diện miền Nam và miền Trung, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập với các chi nhánh; thực hiện quản trị rủi ro đối với tất cả các mặt hoạt động kinh doanh (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường,...) phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

3.3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD của Agribank

3.3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Chính sách tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp luật và thực trạng của mỗi ngân hàng. Đổi mới chính sách tín dụng là quá trình liên tục và lâu dài, có kế thừa và phát triển theo thông lệ quốc tế về quản lý khách hàng, quản trị rủi ro để tạo ra những bước đột phá trong hoạt động tín dụng, không những tăng trưởng về quy mô, đảm bảo an toàn mà còn nâng cao khả năng sinh lời đã tính đến rủi ro trên mỗi đồng vốn, đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ khác, đưa Agribank hội nhập sâu, rộng vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng cần đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tiện lợi cho người thực thi chính sách tín dụng. Cụ thể:

- Thành lập các tổ chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách tín dụng như: Quản lý rủi ro tín dụng; quy định cấp tín dụng đối với khách hàng; bảo đảm tiền vay; bảo lãnh; phân quyền phán quyết; cấp tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan; nhiều chi nhánh cùng cho vay một khách hàng; quản lý giám sát các khoản cho vay lớn; qui trình thẩm định cấp tín dụng, sổ tay tín dụng ...

- Xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng theo 3 công đoạn: quan hệ khách hàng (tiếp thị khách hàng, thu thập thông tin, hồ sơ, thẩm định khoản vay) - quản lý rủi ro (thẩm định các yếu tố rủi ro của khoản vay) - quản lý tín dụng (giải ngân, thu nợ, xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến khoản vay, quản lý hồ sơ tín dụng).

- Ban hành các sản phẩm cho vay gắn với phát triển các dịch vụ và lĩnh vực, mô hình hoạt động của khách hàng, như: Mô hình cho vay liên kết, khép kín giữa 3 nhà (ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nông), cho vay theo từng loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi...

- Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập quy trình luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.

- Rà soát, chỉnh sửa những qui định bất hợp lý về quản lý kế hoạch kinh doanh trong đó kế hoạch tín dụng cần có những chỉ tiêu cụ thể, chi tiết về cơ cấu và tăng trưởng tín dụng; quản lý danh mục dự án đầu tư, xây dựng cơ chế lãi suất cho vay, phí... đối với từng loại chi nhánh, theo từng địa bàn nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp về quản trị, điều hành

- Thực hiện bảo vệ kế hoạch tín dụng hàng năm đến các chi nhánh trong hệ thống và điều hành kế hoạch tín dụng theo định hướng:

+ Cân đối nguồn vốn để tập trung vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cho vay khách hàng xuất khẩu; đảm bảo tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng dư nợ cho vay.

+ Xây dựng hệ thống định giá tín dụng có điều chỉnh rủi ro trên cơ sở đánh giá chính xác chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động, chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

+ Hoàn thiện các tiêu chí cấp tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để đảm bảo việc giao kế hoạch tín dụng phù hợp với địa bàn hoạt động của từng chi nhánh. Thực hiện giao chỉ tiêu dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là một trong những chỉ tiêu bắt buộc.

+ Điều hành kế hoạch tín dụng linh hoạt phù hợp với tính đặc thù mùa vụ trong nông nghiệp, đặc điểm vùng miền và tính hệ thống; Các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính chủ động phối hợp trong việc đề xuất xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của chi nhánh.

+ Tiếp tục chỉ đạo triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ: Cho vay theo Nghị định 41, Quyết định 63 của Thủ tướng chính phủ, cho vay các chương trình thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản cà phê, chăn nuôi. Tổ chức các hội nghị khách hàng theo lĩnh vực ngành hàng để đánh giá kết quả triển khai thực hiện, xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh. Chỉnh sửa, ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực đảm bảo khả năng cạnh tranh; Gắn hoạt động cấp tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Xây dựng phương án cơ cấu dư nợ tín dụng theo đề án tái cơ cấu Agribank. Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuyển đổi dư nợ cho vay các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực phi sản xuất sang cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng đồng bộ các giải pháp xử lý giảm thấp nợ xấu.

+ Đánh giá tình hình thực hiện thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty lớn. Ban hành các chính sách khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác về đầu tư tín dụng gắn với các sản phẩm dịch vụ đối với các Tập đoàn tổng công ty hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: Tập đoàn Cao su, các Tổng công ty Lương thực, Cà phê, Thủy sản… và một số Tập đoàn, Tổng công ty lớn khác.

+ Tổ chức đánh giá tình hình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cho vay qua các tổ nhóm. Bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp đề án tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, góp phần giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng.

+ Nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, tổ chức tốt việc nắm thông tin, diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng; dự báo rủi ro tín dụng để có các giải pháp điều hành hoạt động tín dụng phù hợp, linh hoạt, an toàn, hiệu quả.

3.3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

+ Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu và cơ cấu nợ năm 2013 và các năm tiếp theo đối với các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao; Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của HĐTV, thường xuyên phân tích hoạt động của khách hàng, phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có các giải pháp cụ thể xử lý cơ cấu nợ, giảm thấp nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2013 xuống dưới 5%/tổng dư nợ cho vay, đến năm 2015, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu < 3,5% tổng dư nợ.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng mới. Nâng điều kiện cho vay đối với khách hàng về vốn tự có, về tài sản bảo đảm; Sửa đổi quy định về phân loại khách hàng; Kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, xây dựng, xi măng, sắt thép, giảm dư nợ cho vay phi sản xuất.

+ Quy định phân quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh phù hợp với khả năng quản lý tín dụng của từng chi nhánh, từng loại hình khách hàng.

+ Tăng cường vai trò và trách nhiệm trong công tác kiểm tra hoạt động cấp tín dụng từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Cải tiến phương pháp kiểm tra tín dụng nhằm phát hiện ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm. Coi trọng hơn nữa công tác phúc tra, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm phát hiện sau kiểm tra.

+ Thực hiện nghiêm kỷ cương kỷ luật trong chỉ đạo điều hành công tác tín dụng. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về tín dụng của Agribank, của Ngân hàng nhà nước.

+ Tổ chức đánh giá phân loại và sắp sếp lại cán bộ tín dụng từ lãnh đạo đến chuyên viên gắn với thực hiện qui định về luân chuyển cán bộ tín dụng.

+ Triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Giao khoán chỉ tiêu đến từng chi nhánh, từng cán bộ nhằm làm tốt công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tín dụng (ISO chất lượng). 3.3.2.4. Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức, màng lưới.

- Xây dựng thống nhất mô hình quản trị, đặc biệt là mô hình quản trị rủi ro từ Trụ sở chính đến chi nhánh theo hướng dần phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro. Sớm thành lập thành lập Ủy ban ALCO với chức năng quản lý toàn bộ tài sản có của Agribank. Thành lập bộ phận quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính đến Chi nhánh.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w