Trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39)

Trong trường hợp mà khách hàng thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không thu trả được nợ vay mà cơ quan có thẩm quyền quy định giao cho ngân hàng quyền được tham gia quản lý doanh nghiệp.

+ Ngân hàng cho vay cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm theo dõi sát sao từng biểu hiện bình thường đối với nhũng khoản vay cần theo dõi, tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả cần sử dụng vốn, đưa ra quy định xử lý kịp thời với những diễn biến đáng xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.

+ Trường hợp có thể tham gia góp vốn qua hình thức mua cổ phần, liên doanh hoặc chuyển đổi nợ thành vốn góp, khách hàng phải lập được phương án góp vốn là phương án kinh doanh khả thi để trình lên cấp có thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt.

* Hình thức sử dụng các biện pháp thanh lý. Xử lý nợ tồn đọng.

Nhóm 1: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo

Việc xử lý theo hướng dẫn sử dụng các biện pháp thanh lý cho các khoản nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo được thực hiện khi mà không thể áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác nhưng không hiệu quả.

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, thì ngân hàng cho vay hoặc uỷ thác cho công ty quản lý nợ, hoặc chủ động

xử lý theo các hình thức tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức có chức năng đấu giá, bán cho công ty mua bán nợ nhà nước. Tiền bán tài sản đảm bảo được thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định.

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo thuộc những vụ án đã được toà án phán quyết giao ngân hàng xử lý nhưng chưa được giao, ngân hàng tập hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho ngân hàng để xử lý. Trường hợp toà phán quyết giao cho cơ quan thi hành án phát mại tài sản trả nợ ngân hàng, thì ngân hàng lập văn bản đề nghị xử lý gửi cơ quan thi hành án.

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, tập hợp trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng bán nhanh tài sản để thu hồi nợ

+ Đối với nợ có tài sản đảm bảo không thể bán được, mà phải cải tạo, sữa chữa, nâng cấp tài sản thì mới có thể bán được, thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhóm 2: Nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu

Ngân hàng cho vay thực hiện phân loại, lập hồ sơ và tổng hợp để trình NHNN, Chính phủ cấp nguồn xử lý, những khoản nợ không thuộc đối tượng được Chính phủ xem xét thì trích quỹ dự phòng xử lý rủi ro theo quy định của từng NHTM.

Nhóm 3: Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và con nợ còn tồn tại, hoạt động

+ Trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ, phải đôn đốc thu hồi nợ. Trường hợp chây ỳ, đề nghị cơ quan pháp luật xử lý.

+ Trong trường hợp khách hàng không còn nguồn nào để trả nợ được, cần phải lập phương án xử lý cụ thể và trình cho cấp có thẩm quyền theo các văn bản pháp lý hiện hành hoặc theo quy định của mỗi NHTM. Các biện pháp tổ chức

khai thác có thể là chuyển nợ thành vốn kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/09/ năm 2002 hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng thương mại Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 39)