Kiến nghị sửa đổi chính sách pháp luật thuế TNDN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 101 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.2.1. Kiến nghị sửa đổi chính sách pháp luật thuế TNDN

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nên cơ chế chính sách về thuế thường xuyên có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế hội nhập. Do vậy, khi xây dựng chính sách thuế cần có cách tiếp cận mới, nhìn nhận mọi vấn đề trong dài hạn, phân tích thấu đáo mọi khả năng cùng với tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước và những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tập đoàn kinh tế để chính sách thuế có tính đồng bộ, ổn định, minh bạch, bao quát được những vấn đề phát sinh từ thực tiễn nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách, góp phần vào thành công chung của công cuộc cải cách và hiện đại hoá hệ thống chính sách thuế, thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hài hoà các mục tiêu của công tác quản lý thuế, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Đồng thời cần nghiên cứu bổ xung vào luật chức năng điều tra cho cơ quan thuế để nâng cao hiệu lực của cơ quan thuế khi thực thi nhiệm vụ.

Vừa qua Luật Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung số 32/2013/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013. Mục đích của việc sửa đổi, bổ xung nhằm điều chỉnh những hạn chế, bất cập của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, với mục tiêu quan trọng là đảm bảo chính sách thuế gần hơn với thực tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông thoáng, công khai, minh bạch, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tuy nhiên trên thực tế việc sửa đổi, bổ xung lần này vẫn chưa mang tính triệt để, một số nội dung của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã bộc lộ rõ những bất cập nhưng chưa được sửa đổi, bổ xung do thực hiện các cơ chế mở và tạo thuận lợi cho NNT. Do đó đây có thể sẽ là kẽ hở để những doanh nghiệp có ý thức kém lợi dụng lách luật, trốn thuế. Từ những phân tích trên đây, để tránh thất thu cho NSNN, đảm bảo tính

nghiêm minh của pháp luật thuế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế và tính công bằng cho NNT. Và thong qua quá trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên thời gian qua, tác giả đề xuất một số nội dung cần sửa đổi, bổ xung như sau:

- Luật thuế TNDN hiện hành không có quy định về vốn mỏng (là tình trạng doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất ít). Mà thực tế đã phát sinh nhiều doanh nghiệp có khoản vay vốn sản xuất kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, thậm chí có trường hợp doanh nghiệp vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 1% tổng vốn đầu tư trong khi vốn vay chiếm tới 99%. Điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của doanh nghiệp (rủi ro về nợ xấu,...) đồng thời cũng là một trong những yếu tố gây thất thu ngân sách nhà nước. Bởi việc sử dụng vốn vay càng nhiều dẫn tới chi phí tiền lãi phải trả càng tăng, theo Luật hiện hành khoản lãi tiền vay này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN, do đó số thuế doanh nghiệp phải nộp sẽ giảm đi, từ đó làm giảm thu ngân sách Nhà nước. Hiện tượng "tránh thuế" theo cách tận dụng "vốn mỏng" của các doanh nghiệp như nêu trên ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần chống chuyển giá thì cần có quy định khống chế mức tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (ví dụ nếu vốn vay vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu thì lãi vay không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế, riêng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ này không quá 10 lần vốn chủ sở hữu; đối với một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp đã có quy định của pháp luật về tỷ lệ tối thiểu vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định đó). Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp không minh bạch trong sử dụng vốn vay, còn sử dụng vốn vay sai mục đích, không phục vụ cho hoạt

động SXKD. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau như qui mô kinh doanh của doanh nghiệp lớn, hàng hoá luân chuyển nhiều, ngành nghề hoạt động đa dạng,… nên việc kiểm tra luồng tiền rất phức tạp, khó có thể phân định rạch ròi được việc sử dụng từng khoản vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc bổ xung qui định này sẽ giúp hạn chế được tình trạng gian lận trong xác định chi phí lãi tiền vay.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thỏa thuận trước về giá (APA) đảm bảo dễ dàng cho cả cơ quan thuế và NNT khi thực hiện, các qui định và cơ chế đàm phán APA phải dễ hiểu, thủ tục cần phải rõ ràng, phương pháp tính toán khoa học và có tính logic cao,… đảm bảo thuận tiện cho quá trình đàm phán và khuyến khích được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tham gia APA. Trước mắt cần tập trung cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phong phú về NNT (bao gồm cơ sở dữ liệu của NNT ở trong nước và cơ sở dữ liệu về NNT ở các quốc gia khác nhau) để có cơ sở so sánh, đối chiếu trong suốt thời gian đàm phán và đưa ra quyết định giá tính thuế cho NNT.

- Với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, Luật thuế TNDN hiện hành đã bỏ qui định về định mức tiêu hao vật tư khi xác định chi phí vật tư được trừ. Tác giả nhận thấy trong thực tiễn quản lý thuế, định mức tiêu hao là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan thuế loại bỏ các khoản chi khống (có hóa đơn, chứng từ nhưng thực tế không phục vụ cho hoạt động SXKD). Chính vì vậy thay vì bỏ quy định về định mức tiêu hao vật tư như hiện nay để đơn giản hóa thủ tục hành chính thì cần bổ xung quy định doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao vật tư và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu, riêng đối với những lĩnh vực mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành định mức thì NNT phải tuân thủ theo quy định đó của cơ quan nhà nước.

- Nên bổ xung quy định khống chế chi phí lương phù hợp với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của

NNT. Bởi thực tế qua công tác kiểm tra thuế đã phát hiện NNT thường xuyên hạch toán chi phí lương quá nhiều trong khi quy mô hoạt động SXKD không sử dụng đến nhiều lao động. Vì Luật thuế TNDN hiện hành không quy định khống chế chi phí này, nên khi kết quả hoạt động SXKD có lãi, thuế TNDN phải nộp nhiều, NNT sẵn sàng hoàn thiện hồ sơ giấy tờ hợp lệ như: Hợp đồng lao động, bảng chấm công,bảng chi lương… để đầy chi phí lương lên cao nhằm giảm thu nhập chịu thuế, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, gây thất thu NSNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)