6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số nước trên thế giới
Theo bài viết của tiến sỹ Lê Quang Thuận đăng trên Tạp chí Tài chính số 9 năm 2013 thì ngoài việc hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường chế tài xử phạt các hành vi gian lận thuế, các nước đều hướng đến nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý thuế để phòng, chống gian lận thuế.
Gian lận thuế là việc người nộp thuế dùng các thủ đoạn bất hợp pháp để không phải nộp thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, gian lận thuế thông qua các hành vi kê khai sai doanh thu, thu nhập chịu thuế hoặc khai tăng chi phí được trừ, chuyển giá… Đối với thuế thu nhập cá nhân, gian lận thuế chủ yếu thông qua hành vi kê khai sai thu nhập chịu thuế. Đối với thuế giá trị gia tăng, gian lận thuế chủ yếu thông qua việc khai báo giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra, tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng…
Gian lận thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, không đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, kinh
doanh. Mức độ gian lận thuế ở các nước khác nhau phụ thuộc vào chính sách thuế (có kẽ hở dễ bị lợi dụng), hiệu quả của công tác quản lý thuế, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Bài viết giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về: Phòng chống gian lận thuế TNDN bằng quy định khống chế tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu được tính vào chi được trừ; Phòng chống gian lận thuế TNDN thông qua hành vi chuyển giá bằng cơ chế Thỏa thuận trước về giá; Phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng… dưới đây là một số nội dung cụ thể của bài viết:
* Phòng, chống gian lận thuế TNDN bằng quy định vốn mỏng
Những năm gần đây, nhiều nước lo ngại việc các DN chủ yếu sử dụng vốn vay hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của DN nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp (do được khấu trừ chi phí lãi vay trước khi xác định thu nhập tính thuế), nhất là từ việc vay vốn của các chủ thể có liên quan dẫn đến giảm thu ngân sách.
Vì vậy, để phòng chống gian lận thuế TNDN thông qua việc sở hữu chéo của các DN, nhất là các công ty đa quốc gia, một số nước quy định phần lãi mà DN phải trả đối với vốn vay của các công ty liên quan (có thể là cổ đông có cổ phần chi phối, bên thứ ba được công ty mẹ hoặc công ty liên kết bảo lãnh) vượt quá tỷ lệ nhất định (về vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Tỷ lệ này ở các nước rất khác nhau.
Trên thực tế, đa số các nước quy định vốn vay của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3:1 (trừ trường hợp DN là tổ chức tài chính thì tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5:1, Hàn Quốc là 6:1) thì được coi là vốn mỏng và phần lãi phải trả vượt quá tỷ lệ này được coi là cổ tức và không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế. Một số nước quy định tỷ lệ này thấp hơn
(Venezuela là 1:1, Canada, Trung Quốc là 2:1; Pháp, Mỹ là 1,5:1). OECD khuyến nghị áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu ở một số quốc gia
ST Tên nƣớc Tỷ lệ (Vốn vay: Vốn chủ sở hữu) 1 Mỹ 1,5 : 1 2 Hà Lan 3 : 1 3 Ba Lan 3 : 1 4 Rumani 3 : 1 5 Bungari 3 : 1 6 Australia 3 : 1 7 New Zealand 3 : 1 8 Látvia 4 : 1 9 Lithuania 4 : 1 10 Thụy Sỹ 6 : 1
(Nguồn dữ liệu: Tạp chí Tài chính số 9 năm 2013)
* Phòng, chống gian lận thuế TNDN thông qua hành vi chuyển giá bằng cơ chế thỏa thuận trước về giá:
Chuyển giá là hành vi gian lận thuế do các tập đoàn, tổng công ty, các công ty liên doanh liên kết lợi dụng sự khác nhau về chính sách thuế giữa các nước để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Nghiên cứu thực tế ở các nước cho thấy, các hình thức gian lận thuế thông qua chuyển giá gồm: (i) thông qua chuyển giá tài sản hữu hình; (ii) thông qua chuyển giá tài sản vô hình; (iii) thông qua việc cung cấp dịch vụ trong tập đoàn kinh tế; (iv) thông qua hoạt động cho vay trong nội bộ tập đoàn kinh tế; (v) thông qua hoạt động góp vốn ẩn, sở hữu chéo; (vi) thông qua xóa nợ, chuyển nợ trong nội bộ tập đoàn kinh tế; (vii) thông qua việc nâng phí bảo lãnh tiền vay của công ty mẹ cho công ty con.
Hành vi gian lận thuế thông qua chuyển giá gây thất thu cho ngân sách, làm tăng chi phí quản lý thuế và tác động xấu tới môi trường đầu tư, kinh doanh (cạnh tranh không bình đẳng). Do đó, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với hành vi chuyển giá, một trong các biện pháp chống chuyển giá hữu hiệu được các nước thực hiện là cơ chế thỏa thuận trước về giá.
Theo đó, cơ quan thuế, DN đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết với các DN khác thỏa thuận trước về giá giao dịch liên kết. Hoạt động này thường có giá trị trong thời gian từ 3 - 5 năm. Thỏa thuận trước về giá có thể là đơn phương, song phương hoặc đa phương. Thỏa thuận trước về giá đơn phương là thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, theo đó, cơ quan thuế sẽ không tiến hành thanh tra, kiểm tra các giao dịch trong phạm vi thỏa thuận trước về giá. Thỏa thuận trước về giá song phương là thỏa thuận giữa các cơ quan thuế của các nước khác nhau để chống chuyển giá xuyên quốc gia. Thỏa thuận trước về giá đa phương là thỏa thuận giữa các cơ quan thuế và giữa nhiều người nộp thuế. Kinh nghiệm cụ thể tại Singapore là áp dụng cả ba hình thức thỏa thuận trước về giá đơn phương, song phương và đa phương.
Tuy nhiên, các thỏa thuận song phương và đa phương thường gắn với Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa Singapore và quốc gia liên quan. Hoặc tại Trung Quốc bắt đầu áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về giá vào cuối những năm 1990. Năm 1998, Thỏa thuận trước về giá đơn phương đầu tiên đã được ký giữa cơ quan thuế và DN. Năm 2002, cơ chế Thỏa thuận trước về giá được luật hóa và áp dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Từ năm 2005 - 2008, Cơ quan thuế Trung Quốc đã ký 41 Thỏa thuận trước về giá, bao gồm 36 Thỏa thuận trước về giá đơn phương và 5 Thỏa thuận trước về giá song phương. Trong năm 2009, Cơ quan thuế Trung Quốc đã ký đạt được 12 Thỏa thuận trước về giá, bao gồm 5 Thỏa thuận trước về giá đơn phương và 7 Thỏa thuận trước về giá song phương.
Như vậy, qua các biện pháp quy định vốn mỏng hay cơ chế thỏa thuận trước về giá, công tác quản lý thuế TNDN tại một số các quốc gia trên thế giới đã góp phần chống thất thu và gian lận về thuế đối với sắc thuế TNDN.