Bài học rút ra từ kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 44 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của một số nước trên thế giới, và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, cho thấy dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều có những điểm chung là tìm ra các phương pháp để thực hiện quản lý thuế TNDN một cách hiện đại, chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo chống thất thu cho NSNN và tạo sự công bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho mọi đối tượng. Do đó có thể vận dụng một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế như:

* Về chính sách thuế TNDN:

- Nên bổ xung quy định khống chế tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu để xác định khoản chi phí lãi vay vượt quá quy mô kinh doanh của đơn vị không

được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Bởi thời gian vừa qua các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN ở nước ta không khống chế đối với tỷ lệ này, nên thực tế đã xảy ra tình trạng có rất nhiều NNT vay vốn Ngân hàng để sử dụng vào mục đích khác không phục vụ hoạt động SXKD của NNT. Nhưng vẫn hạch toán chi phí lãi vay vào chi phí được trừ để xác định giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ và giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp do đó đã gây thất thu cho NSNN.

- Phòng chống gian lận thuế TNDN thông qua hành vi chuyển giá bằng việc xây dựng cơ chế Thỏa thuận trước về giá. Trong cơ chế mở cửa, hội nhập kinh kế quốc tế của nước ta hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên một thực trạng xảy ra là có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện hành vi chuyển giá thông qua việc cung cấp tài sản, dịch vụ… cho các công ty con đặt tại Việt Nam. Do đó đã làm cho công tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu tranh chống thất thu NSNN. Mặt khác, các quy định về chống chuyển giá tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh. Cần học tập kinh nghiệm của các nước như Singapo, Trung Quốc để xây dựng cơ chế thỏa thuận trước về giá làm công cụ hữu hiệu trong việc chống chuyển giá. Thỏa thuận trước về giá có thể là đơn phương, song phương hoặc đa phương. Thỏa thuận trước về giá đơn phương là thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, theo đó, cơ quan thuế sẽ không tiến hành thanh tra, kiểm tra các giao dịch trong phạm vi thỏa thuận trước về giá. Thỏa thuận trước về giá song phương là thỏa thuận giữa các cơ quan thuế của các nước khác nhau để chống chuyển giá xuyên quốc gia. Thỏa thuận trước về giá đa phương là thỏa thuận giữa các cơ quan thuế và giữa nhiều người nộp thuế.

* Về công tác quản lý thuế TNDN:

Các địa phương trong nước cần đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa công tác quản lý thuế thông qua việc đầu tư, nâng cấp và ứng dụng các tiến bộ của

khoa học kỹ thuật hiện đại. Hoặc thay đổi các phương pháp quản lý thuế chuyên nghiệp, Cụ thể như:

- Công tác đăng ký thuế nên xây dựng các cổng thông tin điện tử từ cấp Cục thuế đến Chi cục thuế để thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế qua mạng nhằm làm giảm các chi phí thực hiện thủ tục hành chính thuế.

- Công tác kê khai, kế toán thuế: phấn đấu triển khai đồng bộ mọi NNT trên cả nước thực hiện kê khai thuế qua mạng và đẩy mạnh công tác nộp thuế điện tử.

- Công tác kiểm tra và quản lý nợ thuế: tăng cường áp dụng các ứng dụng phân tích rủi ro vào việc kiểm tra HSKT và phân loại nợ thuế. Chuyển phương pháp kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu, kiểm tra theo nhóm đối tượng…

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: Hiện đại hóa công tác tuyên truyền thông qua các buối đối thoại trực tuyến trên mạng internet.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cần trả lời một số các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên đang diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên?

- Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Tác giả sử dụng số liệu thứ cấp để nghiên cứu, phân tích thông tin luận văn.

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Các ấn phẩm, bài viết hay công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn đăng trên tạp chí chuyên Ngành Thuế, Tài chính hoặc các Website chuyên ngành.

- Những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cơ bản của thành phố Vĩnh Yên do các cơ quan chức năng của thành phố cung cấp hoặc thu thập từ Website Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên cùng các Sở, ban, ngành có liên quan.

- Các báo cáo, tài liệu đã ban hành của Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên.

- Nguồn số liệu từ các chương trình quản lý thuế trên hệ thống ứng dụng thông tin ngành thuế như ứng dụng phân tích rủi ro TPH, ứng dụng phân tích báo cáo tài chính BCTC, ứng dụng quản lý thuế QLT…

- Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế và kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên.

- Kế thừa số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có liên quan đến đề tài luận văn.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên để rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện quản lý thuế tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên.

2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tác giả tổng hợp số liệu, phân tổ thống kê, lập bảng biểu thống kê và vận dụng các phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ sao cho các đơn vị trong cùng tổ thì giống nhau về tính chất, khác tổ thì khác nhau về tính chất.

Như vậy, những thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như kết quả thu thuế TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua từng năm, tình hình nợ đọng thuế theo từng chỉ tiêu thu nợ... do đó phương pháp phân tổ sẽ làm rõ vấn đề nghiên cứu để có thể đưa ra những kết luận chính xác đối với công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên.

2.2.2.2. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thì. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thì nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị có thể là hình cột, hình tròn... giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Là phương pháp sử dụng các số liệu về thuế TNDN thu thập được theo thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 để phân tích theo các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) như: lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn), lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.

- Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển trung bình.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng(+) hoặc giảm(-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm: tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ), tốc độ tăng hoặc giảm định gốc, tốc độ tăng hoặc giảm trung bình.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài

được dùng để so sánh quản lý thuế TNDN …

của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên. - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch thu NSNN.

+ So sánh kết quả thu các sắc thuế qua từng giai đoạn khác nhau.

+ So sánh các tỷ trọng thu thuế TNDN NQD qua từng năm và tỷ trọng truy thu thuế TNDN trên tổng truy thu qua công tác kiểm tra NNT.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNDN ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn hiện nay; tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các đồng chí lãnh đạo của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên và đồng chí đồng nghiệp làm công tác quản lý thuế để đưa ra kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sức thuyết phục cao, mang tính khả thi phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

Ngày 22/4/2013 Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ký Quyết định số 688/QĐ-TCT về việc ”ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế” do vậy, trong phạm vi nghiên cứu tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên như sau:

- Số doanh nghiệp đang hoạt động thuộc phân cấp quản lý. - Kết quả thu các sắc thuế ngoài quốc doanh qua từng năm.

- Số thu đối với sắc thuế TNDN ngoài quốc doanh qua từng năm. - Tỷ trọng thu thuế TNDN NQD trong tổng thu NQD.

- Kết quả truy thu thuế qua công tác kiểm tra.

- Tỷ trọng truy thu thuế TNDN NQD trong tổng thuế truy thu qua kiểm tra - Tình hình nợ đọng thuế TNDN.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên được coi là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và an ninh quốc phòng trong khu vực cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Thành phố có nhiều tiềm năng, nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng, hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Sau hơn 9 năm là đô thị loại 3, hơn 7 năm là thành phố trực thuộc tỉnh, Vĩnh Yên đã có những bước chuyển mạnh mẽ về mọi mặt. Đây được các nhà đầu tư ví như là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng miền kinh tế trong khu vực.

Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25km về phía nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung ở các vùng ven thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào. Trong những năm qua, Vĩnh Yên đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 18 năm (1997 - 2013) đạt trên 17%/năm. Cơ cấu kinh tế ban đầu chủ yếu là nông nghiệp, đến năm 2013 công nghiệp và dịch vụ đã chiếm trên 85%, nông nghiệp chỉ còn dưới 15%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2006 đến nay xếp thứ 7 cả nước. GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt 144 US

nhưng đến năm 2.914 USD. Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh, mà trực tiếp là đội ngũ doanh nhân.

Có thể khẳng định rằng, tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Vĩnh Yên đang trên con đường đổi mới. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Thành phố đang ra sức phấn đấu để Thành phố Vĩnh Yên mãi xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2013 doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009-2013

3.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên thành phố Vĩnh Yên

Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên tăng lên khá nhanh và toàn bộ đối tượng phải kê khai nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 có 1.433 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc phân cấp quản lý của Chi cục thuế, trong khi đó con số này năm 2009 là 610 doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Các loại hình DN NQD tại Chi cục thuế TP Vĩnh Yên Loại hình doanh nghiệp NQD Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Công ty TNHH 397 527 651 751 868 Công ty Cổ phần 136 201 308 366 373 Chi nhánh Công ty 17 26 53 70 112 Doanh nghiệp tư nhân 48 53 58 59 64

Hợp tác xã 12 15 15 17 16

Tổng số 610 822 1.085 1.263 1.433

Hầu hết, các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ, số vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 44 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)