Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 79 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù, việc triển khai thực hiện quản lý thuế TNDN ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Tình trạng thất thu thuế vẫn còn xảy ra, nguồn thu thuế vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, nợ đọng thuế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, việc phát hiện các sai sót và kết quả truy thu thuế TNDN qua công tác kiểm tra cần hoàn thiện hơn nữa.

- Kết quả thu thuế TNDN chưa khai thác hết nguồn thu, chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn thành phố Vĩnh Yên:

Tuy kết quả thu thuế TNDN thời gian qua luôn tăng dần qua các năm góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách của Chi cục thuế, nhưng số thu

đó vẫn chưa thực sự tương xứng với khả năng và điều kiện của thành phố, chưa khai thác, quản lý hết nguồn thu. Ở một số lĩnh vực, vẫn còn xảy ra tình trạng thất thu cả về số thuế đã được NNT kê khai lẫn số thuế chưa được NNT kê khai.

Nguyên nhân là do số đối tượng NNT đã có Thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế nhưng thực chất vẫn có hoạt động buôn bán, cung cấp dịch vụ tại nơi khác mà cơ quan thuế không phát hiện hiện ra cũng như không kiểm soát được. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, số lượng khách lẻ rất nhiều và thường là người tiêu dùng không tham gia kinh doanh nên không lấy hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã vô tình tiếp tay cho NNT giấu doanh thu, không kê khai nghĩa vụ thuế. Hoặc đối với một số NNT vẫn kê khai thuế phải nộp nhưng lại mang tâm lý dây dưa, trây ì không nộp thuế đến khi phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh cũng gây nên tình trạng thất thu thuế.

Hơn nữa, với đặc điểm của sắc thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của NNT và là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp nên ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT còn hạn chế, luôn muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, luôn tìm mọi cách để lách luật không nộp thuế. Nhưng do cách thức quản lý, phương pháp quản lý và năng lực của cán bộ thuế, trình độ công nghệ áp dụng tại Chi cục thuế, cơ chế chính sách của Nhà nước đôi khi còn hạn chế nên nguồn thu chưa được khai thác, chưa được quản lý một cách triệt để.

- Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế:

Công tác xử lý dữ liệu trong quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên thời gian vừa qua đã được hiện đại hóa, đạt được một số hiệu quả nhất định. Song việc thực hiện quy trình vẫn còn một số tồn tại như: Chưa thực hiện xử phạt đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai

thuế qua mạng internet, chưa đôn đốc NNT nộp đầy đủ các phụ lục phải đính kèm theo hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định thuế đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định hoặc NNT không nộp hồ sơ khai thuế. Vì vậy, chưa chấn chỉnh được NNT thực hiện đúng các quy định của Luật quản lý thuế và còn gây thất thu cho NSNN. Đối với công tác kế toán thu nộp NSNN chưa yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh kịp thời mục lục NSNN trong trường hợp NNT nộp tiền thuế sai chương loại khoản mục, dẫn đến công tác lập sổ theo dõi nợ của NNT đôi khi chưa chính xác, chưa phản ánh đúng số nợ thuế của NNT. Đồng thời, do đặc thù của sắc thuế TNDN là khai thuế tạm tính theo quý và thực hiện quyết toán vào cuối năm tài chính, nhưng ứng dụng phần mềm đang áp dụng tại Chi cục chưa có khả năng tự xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT nên số thuế theo dõi trên ứng dụng không chính xác buộc cán bộ thuế làm công tác kê khai, kế toán thuế phải mở sổ theo dõi thủ công trên file excel. Cho nên đã gây khó khăn cho công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng.

Nguyên nhân vì công tác kê khai, kế toán thuế là trung tâm xử lý, lưu trữ dữ liệu thuế của toàn Chi cục nên khối lượng dữ liệu quá nhiều trong khi các Ứng dụng hỗ trợ kê khai chưa hoàn thiện, chưa linh hoạt cập nhật hết các yêu cầu của thực tiễn. Trong khi chính sách thuế thường xuyên thay đổi, các cơ quan thuế địa phương là người thực hiện vận hành ứng dụng lại không có khả năng viết và sửa đổi ứng dụng.

Mặt khác, thời gian vừa qua do thực hiện đề án luôn phiên, luôn chuyển cán bộ theo quy định của Tổng cục thuế và Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc nên cán bộ làm công tác kê khai kế toán thuế tại Chi cục không cố định, không nhất quán làm cho quá trình theo dõi, xử lý dữ liệu xuyên suốt về NNT chưa liền mạch, chưa chính xác tuyệt đối nhất là công tác theo dõi thu nộp trên file excel.

- Công tác kiểm tra NNT:

Bên cạnh những kết quả đạt được như phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế của một bộ phận không nhỏ NNT, góp phần đẩy lùi những hành vi gian lận, trốn thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho NNT, công tác này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như:

Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và phân tích rủi ro trên hồ sơ khai thuế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra, phân tích thường được thực hiện thủ công dựa trên các yếu tố trực quan, cộng trừ, nhân chia, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế của NNT, hoặc chỉ dựa trên các báo cáo phân tích tỷ số tăng giảm đột biến của các ứng dụng phân tích rủi ro của Ngành thuế mà chưa có sự đánh giá toàn diện, xu hướng phát triển ngành nghề, quy mô, và so sánh với các đơn vị khác cùng ngành nghề trên cùng địa bàn thành phố. Mặt khác, các ứng dụng phân tích rủi ro được viết chung cho toàn ngành và mới được áp dụng trong thời gian gần đây nên tính hữu ích của ứng dụng chưa cao, chưa sát với thực tế. Vì vậy, công tác phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế khi đánh giá rủi ro còn thiếu cơ sở và tính chính xác nên kết quả mang lại không cao, không phát hiện được nhiều các trường hợp gian lận, trống thuế.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT chưa lựa chọn đúng đối tượng cần thực hiện kiểm tra khiến cho kết quả của cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT đôi khi không cao, chưa đạt được kỳ vọng ban đầu, số thu qua công tác kiểm tra còn thấp và gây mất thời gian cho cả cơ quan thuế cũng như NNT. Và với đặc thù của ngành thuế là thực hiện quản lý thuế theo hình thức đề cao tính tự giác, tự khai, tự nộp của NNT. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tất cả các hồ sơ khai thuế đều được thực hiện kê khai qua mạng và đều được cơ quan thuế chấp nhận không phân biệt đúng, sai. Nhưng công tác kiểm tra tại trụ sở NNT lại được thực hiện chưa nhiều, tỷ lệ NNT được tiến

hành kiểm tra tại trụ sở chỉ đạt nhiều nhất là 15% trên tổng số NNT đang hoạt động SXKD. Đồng thời công tác kiểm tra tại trụ sở NNT thường được thực hiện theo phường, cán bộ theo dõi phường nào thì thực hiện kiểm tra NNT tại phường đó mà không thực hiện kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu. Vì vậy, kinh nghiệm kiểm tra ít được trao đổi, ít được phổ biến rộng rãi và các sai phạm phát hiện qua kiểm tra chưa có sự so sánh giữa các đơn vị có cùng quy mô, cùng ngành nghề. Mặt khác, Chi cục thuế chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ đầy đủ thông tin toàn diện về NNT, chưa có bộ phận chuyên thu thập, xử lý thông tin, thống kê các sai lỗi thường xảy ra của NNT trên địa bàn nên việc phân tích, đánh giá và xử lý hành vi gian lận thuế còn hạn chế. Dẫn đến số thuế truy thu trung bình của một cuộc kiểm tra còn đạt thấp, chưa phản ánh đúng và chưa thực sự tạo được sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của NN trên địa bàn.

Ngoài ra, thời gian của một số cuộc kiểm tra tại trụ sở NN còn kéo dài quá thời gian quy định của quy trình trình kiểm tra thuế và việc đôn đốc NNT chấp hành nộp các khoản tiền thuế truy thu, tiền phạt qua công tác kiểm tra còn chưa dứt điểm làm gia tăng tỷ lệ nợ thuế. Việc khắc phục, chấn chỉnh các sai sót của NNT sau kiểm tra như điều chỉnh giảm thuế được khấu trừ hay giảm lỗ... chưa được theo dõi chặt chẽ. Do đó, chưa thực sự tạo được tính nghiêm minh của Pháp luật và tính răn đe NNT vi phạm chưa cao.

Nguyên nhân do số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế, năng lực chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, kỹ năng xử lý công việc đôi khi chưa khoa học và cán bộ kiểm tra phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau như vừa phải thực hiện công tác kiểm tra thuế, vừa phải nhận kế hoạch thu NSNN, vừa phải rà soát xác minh địa điểm kinh doanh của NNT mới ra kinh doanh hoặc NNT có dấu hiệu bỏ trốn, mất tích... nên không có thời gian đầu tư chuyên sâu cho công việc dẫn tới hiệu quả cuộc kiểm tra chưa cao, thời gian xử lý kéo dài.

Hoặc NNT thường có tâm lý né tránh, không cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ, sổ sách liên quan đến nội dung của cuộc kiểm tra tạo cho cơ quan thuế không đủ cơ sở để xác định tính chính xác trong việc khai thuế, tính thuế.

Vẫn còn tồn tại số ít NNT chấp hành chưa nghiêm chế độ hạch toán kế toán và quản lý sử dụng Hoá đơn chứng từ khống, bất hợp pháp. Song việc xác minh đối chiếu hóa đơn giữa các cơ quan thuế phục vụ công tác kiểm tra còn chậm, phần mềm xác minh Hoá đơn còn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và phạm vi tra cứu chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp cùng cấp tỉnh, thành phố. Do đó chưa kịp thời phát hiện sai phạm của NNT trong quá trình kiểm tra tính trung thực của việc hoạch toán doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ. Cơ quan thuế cũng không có chức năng điều tra, không được quyền yêu cầu các đối tác kinh doanh cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến NNT đang tiến hành kiểm tra. Vì thế, việc khai thác thông tin để giải quyết công việc không được triệt để, chất lượng cuộc kiểm tra vẫn còn nhiều hạn chế.

Cơ chế chính sách cũng thường xuyên thay đổi, sự ổn định và tính nhất quán không cao, nhiều quy định còn mở, không bao trùm hết các tình huống phát sinh trên thực tế nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra thuế cũng như công tác quản lý thuế, kiểm soát nguồn thu.

- Công tác quản lý nợ:

Việc hạch toán, theo dõi số thu nộp của NNT trên ứng dụng phần mềm quản lý thuế đôi khi không chính xác gây khó khăn cho việc xác định nợ, phân loại nợ và đôn đốc thu nợ. Tình trạng NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn diễn ra thường xuyên nên vẫn tồn tại nhiều số liệu nợ thuế ảo.

Ý thức nộp thuế của NNT chưa cao, còn một bộ phận không nhỏ NNT muốn dây dưa, chiếm dụng tiền thuế. Bởi trong giai đoạn nền kinh tế suy

giảm, Nhà nước thắt chặt tín dụng và việc tiếp cận, huy động vốn của NNT khó khăn nên tỷ lệ phạt chậm nộp tiền thuế còn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Ngoài ra việc khai báo thông tin tài khoản Ngân hàng của NNT thường không đầy đủ, còn mang tính đối phó, họ chỉ cung cấp những thông tin về tài khoản Ngân hàng ít thực hiện giao dịch, có số dư tiền gửi thấp. Nên công tác thực hiện cưỡng chế qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số tổ chức Ngân hàng tín dụng, không hợp tác trong cung cấp thông tin dẫn đến thông tin chậm hoặc không chính xác nên đã xảy ra thực trạng, khi cơ quan thuế có được thông tin về số dư tiền gửi Ngân hàng lớn nhưng đến khi ban hành Quyết định cưỡng chế thì tài khoản chỉ còn số dư thấp không đủ để thực hiện cưỡng chế. Bên cạnh đó quy trình cưỡng chế bao gồm 8 biện pháp cưỡng chế, nếu cứ thực hiện theo tuần tự từ biện pháp một đến 8 như quy định thì mất rất nhiều thời gian và hiệu quả mang lại không cao. Đặc biệt, việc triển khai áp dụng cưỡng chế bằng hình thức kê biên, bán đấu giá tài sản còn phức tạp, khó thực hiện do thành phần cưỡng chế phải bao gồm nhiều ban ngành chức năng cùng phối hợp thực hiện.

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT:

Công tác tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn chính sách thuế cho NNT đã được đẩy mạnh song cần phải hoàn thiện hơn nữa. Việc lắng nghe ý kiến, thấu hiểu khó khăn của NNT thông qua công tác tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chi cục thuế với NNT chưa được thường xuyên.

Cách thức, phương pháp tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa thực sự phong phú, kịp thời và chưa được hiện đại hóa, chủ yếu là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, hoặc tư vấn tại chỗ khi NNT tự giác và chủ động liên lạc. Các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi phát cho NNT thường bị động, do Cục thuế cấp phát nên thông tin tư vấn thường không cập nhật kịp thời các thay đổi của chính sách pháp luật thuế mới được ban hành

hoặc sửa đổi bổ sung. Nội dung tư vấn, trả lời NNT đôi khi còn chung chung chưa rõ ràng, cụ thể nên chưa có sức thuyết phục, chưa đáp ứng được nhu cầu của NNT. Nguyên nhân là do biên chế cán bộ thuộc Đội tuyên truyền hỗ trợ tại Chi cục thuế hiện nay quá mỏng, chỉ có 03 cán bộ vừa làm công tác tuyên truyền vừa thực hiện quản lý, cấp phát theo dõi Hóa đơn, biên lai, ấn chỉ và nhận các hồ sơ khai thuế tại bộ phận một cửa. Mặt khác, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền hỗ trợ còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác in ấn, cấp phát tài liệu tuyên truyền tới NNT. Đồng thời việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung của chính sách thuế hiện nay cũng như các quy định không rõ ràng của Luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật cũng tạo không ít khó khăn cho cán bộ thuế khi trả lời, giải đáp vướng mắc của NNT.

- Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành liên quan:

Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả thì không thể thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan. Công tác này tại Chi cục thuế vừa qua chưa thực sự đạt hiệu quả cao, bởi lẽ mới chỉ có sự liên kết trao đổi thông tin hai chiều giữa Chi cục thuế với Kho bạc Nhà nước thành phố trong công tác thu nộp. Sự phối hợp giữa Công an thành phố, Chi cục quản lý thị trường chỉ dừng lại ở công tác thành lập đoàn đôn đốc thu nợ mà chưa có sự cung cấp thông tin đa chiều liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Các hoạt động buôn bán mua hàng hóa trôi nổi, không rõ xuất xứ không được NNT kê khai tính thuế, cũng không được Chi cục quản lý thị trường phản ánh thông tin tới cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên (Trang 79 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)