Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 153 - 168)

6. Kết cấu luận án

3.3.5. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Việc xây dựng thị trường phái sinh (TTCKPS) là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định 252/2012/QĐ-TTg. Mới đây nhất, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã hoàn tất dự thảo Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán phái sinh và dự kiến sẽ được thông qua và ban hành trong năm 2016. Đây được xem là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng và phát triển TTCKPS tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cơ chế phòng vệ rủi ro. Tuy nhiên, TTCKPS cũng được xem là một thị trường có hiệu ứng đòn bẩy tài chính cao, do đó việc xây dựng và phát triển thị trường này cũng hết sức nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của các thành viên thị trường [16]:

(1) Hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc tạo lập và giao dịch

Nếu như hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán tại đa số các nước đều chỉ được xây dựng sau khi TTCK đã ra đời một cách tự phát thì với những thị trường phái sinh thành công, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn phương án xây dựng một khuôn khổ luật pháp hoàn chỉnh về giao dịch chứng khoán phái sinh rồi mới thiết lập thị trường này. Như có thể thấy trong trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc, cơ quan quản lý thị trường tài chính đều có những bước chuẩn bị trong gần

10 năm, xây dựng các luật về giao dịch CKPS, thậm chí dự kiến trước những hành vi vi phạm tiềm ẩn để có thể luật hóa các vấn đề về giám sát và xử lý những hành vi vi phạm trên thị trường trước khi thiết lập thị trường.

Khuôn khổ pháp lý về CKPS phải bao gồm những quy định về thể chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh toán và bù trừ, các thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc duy trì một thị trường trật tự, công bằng và minh bạch.

Khuôn khổ pháp lý này cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan tới giao dịch CKPS và cần có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường. Ví dụ, đối với các nhà tạo lập thị trường, khuôn khổ pháp lý cần đưa ra các ưu đãi về thuế và không giới hạn về vị thế giao dịch trên thị trường chứng khoán.

(2) Cấu trúc thị trường phù hợp và cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm đáp ứng tính phức tạp và thanh khoản của giao dịch phái sinh

Cấu trúc thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của thị trường phái sinh. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy các nhà tạo thị trường là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một thị trường phái sinh. Thị trường Mỹ, Anh, Úc đều có những ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức và cá nhân đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo tính lưu hoạt của TTCKPS. Thị trường Singapore chỉ biết đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động và có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. Thị trường Đài loan, Hong Kong, Hàn Quốc đều chú trọng và dành một số ưu đãi về thuế và điều kiện giao dịch cho những định chế đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo thị trường vận hành liên tục với tính thanh khoản cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thị trường, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch phái sinh là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường vì giao dịch công cụ phái sinh đòi hỏi các giao dịch phải được khớp liên tục, với tốc độ cao.

Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam hiện nay cho thấy vai trò của nhà tạo lập thị trường còn khá mờ nhạt, ngay cả đối với thị trường cổ phiếu. Do vậy, để có thể phát triển TTCKPS Việt Nam trong tương lai, cần phải có các biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các CTCK trở thành nhà tạo lập thị trường như ưu đãi về thuế, phí, lệ phí; đặc quyền tham gia thị trường sơ cấp; hỗ trợ tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật giao dịch và hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, UBCKNN cần có chính sách khuyến khích các CTCK nước ngoài hợp tác với khối các CTCK trong nước cùng tham gia cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam.

(3) Các công cụ cơ sở trên TTCK

Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại tài sản khác nhau ở Việt Nam có thể cho phép thực hiện giao dịch phái sinh. Với dân số khoảng 90 triệu người và 1 nền kinh tế sản xuất nhiều hàng hóa thì các lựa chọn là rất rộng. Nhưng thực tế cho thấy các tài sản cơ sở khác nhau được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác nhau. Phái sinh hàng hóa đặt dưới sự quản lý của Bộ Công Thương và đã được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005; Các giao dịch phái sinh tiền tệ được quy được bởi một văn bản riêng của NHNN, chưa có văn bản quy định thống nhất. Trong khi đó, lĩnh vực chứng khoán do Bộ Tài chính quản lý trực tiếp là UBCKNN .

Chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… là cơ sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Theo kinh nghiệm của các thị trường phái sinh trong khu vực, các sản phẩm pháo sinh dựa trên chỉ số (index duture; index option), phái sinh dựa trên trái phiếu (bond future) là sản phẩm giao dịch đầu tiên, sau đó phát triển lên các sinh dựa trên cổ phiếu (stock option, stock future) và về lâu dài cần thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa.

Hiện nay TTCK Việt Nam đã có hơn 700 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 507 loại trái phiếu. Đây chính là những công cụ cơ sở tiềm năng cho các hợp đồng phái sinh cổ phiếu và trái phiếu. Mặc dù vậy, chất lượng cũng như thanh khoản của các phần lớn các cổ phiếu, trái phiếu chưa cao. Ngoài ra, TTCK cũng đã có hai chỉ số

chứng khoán là VN Index và HNX-Index. Các chỉ số này được xây dựng trên cơ sở tính bình quân gia quyền với trọng số là tỷ trọng niêm yết của mỗi cổ phiếu trong danh mục. Tuy nhiên, để hai chỉ số này có thể phản ánh trung thực diễn biến của giá cổ phiếu trên thị trường, cần có sự điều chỉnh trong cách tính chỉ số. Hiện nay, tỷ trọng niêm yết của mỗi cổ phiếu được tính trên cơ sở toàn bộ số lượng cổ phiếu được đưa vào niêm yết mà chưa loại trừ lượng cổ phiếu đưa vào niêm yết nhưng không được giao dịch do những quy định về hạn chế chuyển nhượng trong vòng 03 năm đối với thành viên HĐQT. Vì thế, các chỉ số này không hoàn toàn phản ánh diễn biến trung thực của TTCK vì có bao gồm một khối lượng nhất định cổ phiếu không được giao dịch (trường hợp cổ phiếu SQC của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn gần đây là một ví dụ).

KẾT LUẬN

Trong điều kiện TTCK Việt nam ngày một hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn vào TTCK, TTTC khu vực và thế giới theo xu hướng quốc tế hóa, các CTCK trên thị trường với tư cách là định chế trung gian không thể thiếu trong hoạt động của TTCK luôn cần không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định, bền vững.

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK, phân loại rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đối với công ty. Từ đó luận án đã đi sâu xác lập lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro CTCK ở một số nước và rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị cho quá trình phát triển và quản lý rủi ro CTCK ở Việt nam.

Trong chương 2, trên cơ sở đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh của CTCK Việt Nam thời gian qua, luận án đã đánh giá cụ thể, sâu sắc thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các CTCK. Từ đó nhận diện rõ nét những

thành tựu, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý rủi ro của CTCK trên thị trường Việt nam thời gian qua trên cơ sở hệ thống lý luận đã được xây dựng, xác lập tại chương 1. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý rủi ro CTCK Việt nam, luận án đã xác lập hệ thống các quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển CTCK Việt nam trong giai đoạn sắp tới, đi sâu xây dựng, thiết lập hệ thống các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK trong điều kiện quá trình hội nhập quốc tế, quốc tế hóa TTCK Việt nam ngày một sâu sắc.

Hệ thống các giải pháp được xây dựng đồng bộ, bao gồm các giải pháp cấp bách và các giải pháp dài hạn, có điều kiện áp dụng tốt nhất trong thực tế với các mặt phát triển chủ yếu của CTCK tập trung thực hiện QLRR theo quy chế, xây dựng cơ cấu tổ chức QLRR, khung QLRR, khung quản lý vốn, khung quản lý rủi ro tín dụng, cơ chế trao đổi thông tin và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro. Đồng thời, luận án cũng đề xuất một hệ thống các kiến nghị trợ để hoàn thiện môi trường phát huy tối đa tác dụng của hệ thống các giải pháp nêu trên.

Hệ thống các giải pháp nếu có sự quyết tâm của Chính phủ, của các cơ quan tổ chức, quản lý, giám sát thị trường và đặc biệt là sự nghiêm túc thực hiện của các CTCK, sự ủng hộ của các chủ thể khác tham gia TTCK sẽ phát huy tác dụng tích cực nhằm hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ của các CTCK, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của các CTCK không chỉ trên thị trường Việt nam mà còn cả trên thị trường khu vực và thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung của đề tài nhưng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp, năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận án chắc không tránh khỏi thiếu sót. NCS rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô giáo là cán bộ hướng dẫn khoa học và các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để NCS hoàn thành luận án.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Trần Thị Xuân Anh (2011), “Hoạt động M&A các Công ty chứng khoán: Nhìn lại & kỳ vọng”, Tạp chí Tài chính, 2(556), tr 38 – 41.

2. Trần Thị Xuân Anh (2012), “Quản lý rủi ro – Lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của các CTCK hiện nay”, Tạp chí chứng khoán, 3(161), tr 9-14

3. Nguyễn Thị Hoài Lê, Trần Thị Xuân Anh (2012), “Tương lai nào cho mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế trung ương, 7(410), tr 34- 42.

4. Trần Thị Xuân Anh (2012), “Thực trạng hoạt động và sự cần thiết tái cấu trúc khối Công ty chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2), tr 110 – 115.

5. Tô Kim Ngọc, Trần Thị Xuân Anh (2013), “Quản trị rủi ro CTCK thông qua quản lý vốn”, Tạp chí chứng khoán, (174), tr 16-21

6. Trần Thị Xuân Anh, Lê Quốc Tuấn (2014), “Đánh giá hoạt động của các CTCK Việt Nam theo tiêu chuẩn CAMEL”, Tạp chí Khoa học & đào tào ngân hàng, (143), tr 59-64)

7. Trần Thị Xuân Anh (2014), “An toàn tài chính của các Công ty chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây”, Tạp chí Ngân hàng, 6(2014)

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Xuân Anh (2011), “Hoạt động M&A các Công ty chứng khoán: Nhìn lại & kỳ vọng”, Tạp chí Tài chính, 2(556).

2. Trần Thị Xuân Anh (2012), “Quản lý rủi ro – Lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của các CTCK hiện nay”, Tạp chí chứng khoán, 2/2012

3. Trần Thị Xuân Anh, Lê Quốc Tuấn (2014), Đánh giá hoạt động CTCK Việt Nam theo tiêu chuẩn CAMEL, Tạp chí nghiên cứu và đào tạo Ngân hàng, 143(2014).

4. Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp (2013), “Nghiệp vụ quản lý rủi ro tác nghiệp”, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

5. Báo cáo tài chính của các CTCK từ 2005 – 2013

6. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 về “Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chứng kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính”, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 226 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu An toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính”, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính, “Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các công ty chứng khoán”, Cổng thông tin điện tử, Hà Nội

9. Chính phủ (2012), Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/3/2012 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội

10. Nguyễn Lê Cường (2012), Phát triển bền vững CTCK trong điều kiện TTCK phát triển theo xu thế hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.

11. Lê Công Điền (2010), Quản lý rủi ro tại các Công ty Cổ phần Chứng khoán ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Hà Nội.

12. Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang Ngân hàng đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Trung Hậu (2010), “Xây dựng hệ thống chỉ báo sớm rủi ro hệ thống tài

14. Nguyễn Phi Lân (2012), Mô hình cảnh báo sớm và chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Ngân hàng nhà nước.

15. Nguyễn Thị Hoài Lê (2014), An toàn tài chính của các định chế tài chính sau khủng hoảng ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Bộ Tài Chính.

16. Nguyễn Thị Hoài Lê, Nhữ Trọng Bách (2013), “Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học Đại Học Marketing, Tp HCM

17. Nguyễn Thị Hoài Lê, Trần Thị Xuân Anh (2012), “Tương lai nào cho mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế trung ương, 2/2012

18. Lê Hoàng Nga (2013), Nhận diện rủi ro trong hoạt động của CTCK Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán số 174

19. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng", Hà Nội

20. Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thanh Phương (2011), Giáo trình Kinh doanh chứng khoán, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

21. Tô Kim Ngọc, Trần Thị Xuân Anh (2013), “Quản trị rủi ro CTCK thông qua quản lý vốn”, Tạp chí chứng khoán, số 174, tháng 4/2013, tr 16-21 22. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong

doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

23. Phạm Tiến Thành, “Quản lý rủi ro dưới góc độ của Ngân hàng”, Phòng QLRR

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 153 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w