6. Kết cấu luận án
3.2.3. Xây dựng khung quản lý nguồn vốn (Capital funding framework)
Ở hầu hết các NHĐT, CTCK trên thế giới hiện nay, rủi ro thanh khoản được quản lý bởi phòng quản lý vốn (Treasury) thuộc bộ phận điều hành (Back office). Do vậy, các công ty này đều xây dựng cho mình khung quản lý nguồn vốn riêng với hai nhiệm vụ chính quản lý rủi ro thanh khoản và xác định chi phí huy động vốn nhằm giúp quản lý kết quả kinh doanh nội bộ thông qua một cơ chế chuyển giá nội bộ hiệu quả[12].
Đối với hoạt động của CTCK, rủi ro thanh khoản có vai trò quan trọng tâm điểm của hoạt động quản lý tài sản, nguồn vốn. CTCK thực chất là một công ty tài chính hoạt động dưới sự giám sát của UBCKNN thay vì NHTM dưới sự giám sát của ngân hàng trung ương. Do đó, trong trường hợp khó khăn thanh khoản, CTCK không có được sự hỗ trợ của chính phủ với tư cách là người cho vay cuối cùng.
Chính vì vậy, quản lý nguồn vốn và QLRR thanh khoản gắn liền với sự sống còn của CTCK. Hơn nữa, với đặc thù của CTCK là hoạt động trên cơ sở đòn bẩy tài chính đối với cả hoạt động tự doanh và hoạt động ký quỹ cho khách hàng nên khi có một sự kiện gây khó khăn trên thị trường, các hạn mức tín dụng lập tự bị hạ xuống thông qua các yêu cầu tăng tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các sự kiện gây ra rủi ro thanh khoản thường gắn liền với các sự kiện chung mang tính chất ảnh hưởng diện rộng ra toàn bộ thị trường. Do đó, việc huy động vốn trong các tình huống nhạy cảm như vậy là hoàn toàn không dễ dàng.
Về cơ bản, khung quản lý nguồn vốn được xây dựng trên 3 mô hình tương ứng với 3 cập độ quản lý rủi ro thanh khoản: bình thường, căng thẳng và khủng hoảng và được tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s đánh giá là một trong những khung quản lý nguồn vốn tốt nhất trên phố Wall.
Nguồn: Cẩm nang NHĐT, Mạc Quang Huy (2008)
Sơ đồ 3. 5 Khung quản lý nguồn vốn của NHĐT quốc tế lớn
Mô hình nguồn vốn dài hạn: là mô hình quản lý nguồn vốn cơ bản nhất được xây dựng trong hoàn cảnh bình thường của thị trường với giả định CTCK có đủ nhu cầu vốn thanh toán cho 12 tháng tiếp theo. Nguồn vốn dài hạn (Cash capital) được hiểu là nguồn vốn có thời hạn lưu hành thực tế từ 12 tháng trở lên.
Mô hình nguồn vốn dự phòng (MCO): là mô hình quản lý nguồn vốn trong trường hợp căng thẳng về thanh khoản. Mô hình này ước tính số lượng tiền mặt tại CTCK cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán tối đa dưới các tác động của các sự
kiện thanh khoản căng thẳng trong vòng 90 ngày. Số tiền mặt tại CTCK phải duy trì ở mức sau 90 ngày thanh toán vẫn còn duy trì một mức dự phòng tối thiểu nào đó.
Mô hình kế hoạch đối phó với khủng hoảng (CFP): mục tiêu của mô hình này nhằm xây dựng các kế hoạch đảm bảo cho các trường hợp khủng hoảng khi thực tế xảy ra. Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể và chi tiết nhằm áp dụng cho từng địa bàn hoạt động, mảng kinh doanh; xác định vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến việc thực thi kế hoạch; xác định các nguồn lực nội bộ trong công ty bao gồm ban điều hành cao cấp, hỗ trợ hoạt động và thông tin cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch và xây dựng một kế hoạch thông tin liên lạc để tổng hợp thông tin phản hồi từ ban điều hành cũng như các nhà cung cấp vốn trên thị trường.