Khung pháp lý về quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 83 - 90)

6. Kết cấu luận án

2.2.1. Khung pháp lý về quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam

2.2.1.1. Nội dung về Quản lý rủi ro

Nội dung về QLRR tại CTCK lần đầu tiên được luật hóa thông qua Quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành ngày 26/2/2013. Quy định này hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro cho CTCK để đảm bảo ngăn chặn, hạn chế một cách hiệu quả những tổn thất do rủi ro gây ra. Theo quy định này, QLRR được định nghĩa là một quy trình được thực hiện thường xuyên và liên tục với các bước cơ bản đã được đề cập trong phần lý thuyết. Cụ thể,

- Xác định rủi ro: quy trình QLRR phải nhận diện và xử lý ít nhất 05 loại rủi ro trọng yếu: Rủi ro thị trường; rủi ro thanh toán; rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.

- Đo lường, đánh giá rủi ro: CTCK phải có phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Việc xác định, phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc các loại sản phẩm. CTCK phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.

- Theo dõi và xử lý rủi ro: các biện pháp xử lý rủi ro cũng được áp dụng thích hợp theo các bước: xác định các biện pháp ứng phó sẵn có; đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý; xây dựng kế hoạch xử lý. Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.

- Báo cáo rủi ro: CTCK phải báo cáo UBCKNN trước ngày 31/1 và ngày 30/7 hàng năm về hoạt động QTRR theo mẫu quy định và phải báo cáo trước ngày

31/1 hàng năm về chính sách rủi ro được HĐQT hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.

Ngoài quy định về quy trình quản lý rủi ro, Thông tư 165 cũng đưa ra một số yêu cầu cơ bản để thực hiện QLRR tại các CTCK.

Thứ nhất, CTCK phải đảm bảo công tác QLRR được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản, đồng thời phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận QLRR được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau. Người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận QLRR và ngược lại.

Thứ hai, hệ thống QLRR của CTCK phải bao gồm một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh. HĐQT hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu CTCK phải thành lập Tiểu ban QLRR, hoặc cử thành viên phụ trách để hỗ trợ HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK triển khai hoạt động QTRR, theo chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã phê duyệt. HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK phải rà soát, phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro; chỉ đạo xử lý kịp thời các tồn tại trong công tác QTRR. Tổng giám đốc CTCK phải thành lập Bộ phận QLRR hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK trong triển khai chính sách và hạn mức rủi ro đã được phê duyệt. Tổng giám đốc phải xây dựng chính sách, hạn mức rủi ro trình HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK phê duyệt; đảm bảo hệ thống QLRR được vận hành thống nhất từ trên xuống dưới; báo cáo HĐQT hoặc chủ sở hữu CTCK về trạng thái rủi ro trọng yếu.

Bộ phận QLRR có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của CTCK; rà soát, điều chỉnh các mô hình định giá và hệ thống đánh giá các công cụ tài chính được sử dụng bởi các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh; đề xuất các chính sách QLRR cho tổng giám đốc; đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ; theo dõi để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các chính sách QLRR, hạn mức rủi ro, quy trình xử lý rủi ro đã được phê duyệt. Trưởng bộ phận QLRR

thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro. Các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong CTCK phải tuân thủ và thực hiện QLRR hàng ngày.

Thứ ba, CTCK phải xây dựng chính sách rủi ro nhằm xác định rõ các nội dung như sau:

- Cơ cấu tổ chức của hệ thống QLRR trong CTCK. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống QTRR đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng và nhiệm vụ theo quy trình

- Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro; hạn mức rủi ro

- Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình rủi ro

- Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống QLRR

- Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro

2.2.1.2. Quy định về an toàn vốn

Tại Việt Nam bắt đầu từ 1/4/2011, thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có hiệu lực, theo đó các CTCK phải tuân thủ Cách tính chỉ tiêu về Vốn, bao gồm hai chỉ tiêu: Vốn cơ bản và Vốn khả dụng. Trong đó:

Vốn cơ bản là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vốn cơ bản, về bản chất tương ứng với vốn tự có cấp 1 của các tổ chức tín dụng được quy định tại Quyết định 457 của NHNN, và được sử dụng để xác định giới hạn đầu tư chứng khoán (đầu tư vào một loại chứng khoán không được vượt quá 30% vốn cơ bản), quy mô tín dụng trong các giao dịch ký quỹ (margin trading), Repo…(quy mô tín dụng cấp cho một khách hàng không được vượt quá 30% Vốn cơ bản).

Vốn khả dụng bao gồm (i) Vốn cơ bản; cộng thêm (ii) phần giá trị gia tăng (hoặc giảm đi) do đánh giá lại tài sản và trong hoạt động đầu tư hàng ngày; cộng

thêm (iii) nguồn vốn gia tăng, bổ sung từ ngoài (các nguồn vốn có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu như trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp). Vốn khả dụng tương ứng với vốn tự có (bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) tại Quyết định 105 của NHNN [25].

Tương tự như tại Quyết Định 457, Thông tư 226 cũng đưa ra một số hạn chế về Vốn cơ bản và Vốn khả dụng. Cụ thể, các CTCK phải trừ Tài sản cố định vô hình ra khỏi Vốn cơ bản. Đồng thời, nguồn vốn gia tăng bổ sung cho Vốn khả dụng không được vượt quá 50% giá trị Vốn cơ bản.

Ngoài ra, các CTCK phải trừ khỏi Vốn khả dụng (i) toàn bộ các khoản lỗ, kể cả lỗ sổ sách; (ii) các tài sản đầu tư dài hạn không dễ thanh lý, chẳng hạn như bất động sản; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.. (iii) Các tài sản ngắn hạn nhưng có thời gian thu hồi vốn vượt quá 30 ngày (các khoản phải thu trên 30 ngày, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu từ các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng mà không có tài sản thế chấp, ký quỹ)….

Như, vậy, về mặt tổng quát tỷ lệ vốn khả dụng được tính như sau:

Trong đó:

Vốn khả dụng được xác định bởi công thức:

Vốn khả dụng = giá trịTổng tài sản - Nợ phải trả - khoảnCác phải giảm trừ + Các khoảnđược cộng thêm

Tổng giá trị rủi ro được xác định bằng tổng giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán (hay rủi ro tín dụng) và giá trị rủi ro hoạt động.

Về cơ bản, CTCK phải luôn duy trì tỉ lệ vốn khả dụng không thấp hơn 180%. Trường hợp tỉ lệ vốn khả dụng dao động từ 120 – 150% trong 3 tháng liên tục, CTCK sẽ bị đưa vào tình trạng kiểm soát. Nếu tỉ lệ vốn khả dụng giảm xuống

dưới 120% , công ty sẽ bị đưa vào kiểm soát đặc biệt... Trong năm 2012 Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC trong đó có một số điểm đáng lưu ý như:

- CTCK sẽ rơi vào nhóm kiểm soát nếu có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ; và rơi vào nhóm kiểm soát đặc biệt nếu có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo với UBCKNN, đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh chứng khoán; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính định kỳ 6 tháng một lần (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm) theo mẫu sau khi đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Gần đây nhất, ngày 23/10/2013 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTC hợp nhất thông tư 226 và 165. Theo đó, về cơ bản mức độ an toàn tài chính hiện nay của các CTCK được phân thành 4 nhóm, tương ứng với đó UBCKNN sẽ có các giải pháp xử lý cụ thể:

- Nhóm 1 – hoạt động lành mạnh: gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180. Đối với nhóm công ty này, UBCKNN có các giải pháp xử lý: duy trì ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, tạo điều kiện để các CTCK hợp nhất sáp nhập.

- Nhóm 2 – hoạt động bình thường: gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng 150% - 180%. Ngoài việc áp dụng các giải pháp như nhóm hoạt động lành mạnh, UBCKNN thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC.

- Nhóm 3- bị kiểm soát: CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% - 150%. - Nhóm 4 –bị kiểm soát đặc biệt: CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.

Đối với các CTCK thuộc nhóm 3 và 4, UBCK thực hiện giám sát, yêu cầu CTCK, công ty kiểm toán giải trình, thực hiện phân loại CTCK và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

2.2.1.3. Quy chế xếp loại công ty chứng khoán theo tiêu chuẩn CAMEL

Tháng 10/2013, UBCKNN đã ban hành Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 9/10/2013. Quy chế này được ban hành nhằm phân loại, đánh giá một cách toàn diện hoạt động của các CTCK, trên cơ sở đó hỗ trợ cho UBCK trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các công ty này.

CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính dựa trên 5 tiêu chuẩn là mức độ đủ vốn (C), chất lượng tài sản (A), chất lượng quản trị (M), khả năng sinh lời (E) và chất lượng thanh khoản (L). Theo Quy chế, đối với CTCK, mỗi chỉ tiêu này sẽ được chấm trong thang điểm 100, số lượng mỗi mức điểm trong mỗi chỉ tiêu là 5, tuy nhiên mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu là khác nhau và thông qua trọng số của chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu C, A, E, L thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính (trọng số 80%) và yếu tố quản trị M là yếu tố phi tài chính (trọng số 20%). Điểm cuối cùng sẽ là điểm bình quân có trọng số của các điểm nói trên, trên cơ sở đó các CTCK sẽ được phân loại từ A (mức tốt nhất) đến E (mức kém nhất).

Trong nhóm chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu mức độ đủ vốn (C) có trọng số cao nhất 30%, đánh giá qua 3 chỉ tiêu (Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản; vốn chủ sở hữu/vốn cố định và tỷ lệ an toàn tài chính). Trong đó: các công ty có tỷ lệ an toàn tài chính

từ 300% trở lên được 100 điểm, từ 180% đến 300% được 80 điểm, từ 150%-180% được 40 điểm, từ 120% đến 150% được 20 điểm và dưới 120% được 0 điểm. Đối với chỉ tiêu vốn chủ hữu/tổng tài sản, công ty nào có tỷ lệ trên 77% mới được 100 điểm, từ 51%-77% được 80 điểm, dưới 51% được 20 điểm.

Về chỉ tiêu chất lượng tài sản (A), lần đầu tiên các CTCK sẽ bị đánh giá về các khoản phải thu. CTCK nào có tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản dưới 10%

mới được 100 điểm, từ 10% đến 25% được 80 điểm, từ 25%-50% được 50 điểm, từ 50%-75% được 20 điểm và từ 75% trở lên 0 điểm.

Về khả năng lợi nhuận (E), chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân từ 25% trở lên được 100 điểm, từ 5%-25% được 70 điểm, thậm chí CTCK lỗ từ -5% đến 0% vẫn được 20 điểm, chỉ dưới -5% thì 0 điểm.

Về chất lượng thanh khoản (L), CTCK nào có tỷ lệ tiền và tương đương tiền/nợ ngắn hạn trên 100% được 100 điểm, từ 80%-100% được 80 điểm.

Về yếu tố phi tài chính, đánh giá chất lượng quản trị (M) của CTCK. CTCK có Chủ tịch Hội đồng quản trị số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán trên 11 năm được 100 điểm; số năm làm lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị từ 5 năm trở lên được 100 điểm, số năm hoạt động trên 7 năm trở lên được 100 điểm, từ 5-7 năm được 80 điểm…

Ngoài ra, các chỉ tiêu về sự đầy đủ các Quy trình nghiệp vụ, chính sách quản lý rủi ro với tất cả các hoạt động, đánh giá năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đánh giá chất lượng kiểm soát các khoản tiền gửi của nhà đầu tư để giao dịch chứng khoán, mức độ minh bạch của thông tin tài chính, tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin, quy mô vốn chủ sở hữu so với mặt bằng chung, sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán do thiếu tiền bù trừ giao dịch chứng khoán, số lần vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, có hỗ trợ tài chính từ đối tác chiến lược… đều được xem xét và chấm điểm. Thậm chí, việc thay đổi liên tục ban lãnh đạo cũng được chấm điểm qua chỉ tiêu "tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt", tính bằng số lãnh đạo ra đi trên tổng số nhân sự, chỉ tiêu này trên 20% (1/5 số lãnh đạo nghỉ việc, miễn nhiệm trong 3 năm gần nhất) thì sẽ được 0 điểm.

Với những tiêu chí đánh giá nêu trên, Quy chế phân loại xếp hạng CTCK theo tiêu chuẩn CAMEl đưa ra đánh giá một cách toàn diện và tổng thể tình trạng an toàn và lành mạnh tài chính của CTCK, kết hợp với tỷ lệ an toàn tài chính theo Thông tư 226, UBCKNN sẽ có biện pháp xử lý đối với CTCK ở các mức xếp hạng cụ thể:

- Nhóm 1 (Loại A) hoạt động lành mạnh: Gồm các CTCK có mức điểm từ 80 trở lên và tỷ lệ vốn khả dụng trên 180. Đối với nhóm CTCK này, UBCK có các giải pháp xử lý duy trì ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, tạo điều kiện để CTCK hợp nhất sáp nhập.

- Nhóm 2 (Loại B) hoạt động bình thường: Gồm các công ty có mức điểm 40- 80 và tỷ lệ vốn khả dụng 150%- 180%. Ngoài việc áp dụng các giải pháp như nhóm hoạt động lành mạnh, UBCK thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tần suất báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính lên 2 lần/tháng theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC.

- Nhóm 3 (Loại C) bị kiểm soát: Gồm các công ty có mức điểm từ 20- 40 và

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 83 - 90)