6. Kết cấu luận án
1.3.4. Một số bài học cho các Công ty chứng khoán Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển CTCK ở những TTCK phát triển như thị trường Mỹ, những TTCK mới nổi như thị trường Thái Lan, thị trường Trung quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro của CTCK như sau:
Thứ nhất, hoạt động KDCK của các CTCK là loại hình kinh doanh có điều kiện, trong đó vốn pháp định cho từng loại hình kinh doanh luôn được quy định và giám sát chặt chẽ bởi UBCK. Bên cạnh đó, UBCK cũng thiết lập một hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTCK với một hệ thống các chỉ tiêu giám sát phù hợp nhất là các chỉ tiêu giám sát về tài chính để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Các chỉ tiêu giám sát tài chính được xác lập phù hợp với các quy định quốc tế và điều kiện thực tế thị trường quốc gia.
Thứ hai, UBCK ban hành quy chế về QLRR và buộc các CTCK phải tuân thủ nhằm tạo ra lớp phòng hộ rủi ro thứ hai tại các CTCK. Trên thực tế, mọi hoạt động kinh doanh đều tồn tại và phát sinh rủi ro. Rủi ro sẽ hiện hữu và phát sinh từ các quy trình kinh doanh. Khi đó quy trình QLRR sẽ đi kèm với quy trình kinh doanh để theo dõi và xử lý rủi ro.
Thứ ba, nhằm đảm báo tính tuân thủ về QLRR, UBCK cũng đưa ra các biện pháp xử lý đối với các CTCK vi phạm quy chế QLRR rất khắt khe, bao gồm cả xử phạt hành chính và hình sự. Thông thường, trước khi bị tước quyền thành viên, UBCK sẽ đặt các CTCK trong diện kiểm soát đặc biệt từ 6-12 tháng
Thứ tư, hoạt động QLRR về bản chất là một hoạt động điều hành doanh nghiệp. Chính CTCK phải có ý thức nâng cao năng lực hoạt động QLRR để từ đó nâng cao năng lực quản lý điều hành của mình. Việc áp dụng quy chế một cách đối phó, chiếu lệ sẽ không mang lại lợi ích lâu dài cho công ty. Về lâu dài, như một tất yếu khách quan, để tạo dựng và duy trì niềm tin của khách hàng, các CTCK sẽ phải triển khai hệ thống QLRR một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng cũng như của chính mình. Qua đó, các CTCK có thể tận dụng việc tạo dựng hệ thống QLRR tốt như một công cụ cạnh tranh hiệu quả nhằm thu hút khách hàng.
Thứ năm, CTCK xây dựng bộ phận QLRR độc lập với các bộ phận kinh doanh khác. Quy chế QLRR cũng giao cho HĐQT công ty nhiệm vụ hoạch định chính sách, giám sát tính hiệu quả và phù hợp của công tác QLRR trong công ty, cùng với đó là sự giám sát, kiểm tra lại của Ban kiểm soát. Vai trò giám sát của HĐQT, Ban kiểm soát tạo thêm một lớp phòng hộ rủi ro nữa cho CTCK
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tựu trung lại, nội dung chương 1 của luận án đã tập trung hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK như nhận diện về khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu nhận diện các vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK, trong đó tập trung phân tích đặc thù cũng như mục tiêu QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK tồn tại dưới hình thức sở hữu là công ty cổ phần; đưa ra quy trình QLRR và hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến QLRR trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Luận án đã nghiên cứu các kinh nghiệm QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK ở một số nước trên thế giới như Trung quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ,… từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để CTCK trên thị trường Việt nam có thể tham khảo trong quá trình tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, nội dung chương 1 của luận án là hệ thống các cơ sở lý luận làm nền tảng để đánh giá thực trạng QLRR trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam được thực hiện ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK Việt Nam, NCS đã thực hiện khảo đối với các công ty cổ phần Chứng khoán ở Việt Nam. Các câu hỏi khảo sát được gửi đến Trưởng bộ phận QLRR tại các CTCK. Đối với các công ty chưa có bộ phận này, câu hỏi khảo sát được gửi đến trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ của công ty. Các câu hỏi khảo sát tập trung vào hai nội dung cơ bản: thứ nhất, nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán, thứ hai, mức độ thực hiện QLRR tại các công ty theo các tiêu chí đã được phân tích trong phần lý thuyết. Các số liệu nghiên cứu cũng được thu thập thêm từ báo cáo tài chính của các công ty, cũng như từ website của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013 để thống kê số liệu về quy mô, năng lực tài chính, tốc
độ tăng trưởng và lợi nhuận của các công ty, trên cơ sở đó đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc thực hiện QLRR tại công ty. Các thông tin về cơ cấu sở hữu, mức độ độc lập của bộ phận QLRR được thu thập thêm từ báo cáo thường niên cũng như thông tin từ website của hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Phần mềm EPIDATA và SPSS được sử dụng để nhập liệu và phân tích kết quả khảo sát.
Trên thực tế số lượng CTCK được cấp phép hoạt động tăng từ 4 công ty trong giai đoạn đầu TTCK đi vào hoạt động lên 105 công ty vào cuối năm 2008. Con số này được duy trì trong suốt giai đoạn 2009 – 2013. Tuy nhiên, trong số các câu hỏi được gửi đến các công ty cổ phần chứng khoán, số phiếu hợp lệ thu được là 77, số phiếu không hợp lệ do không nhận được ý kiến phản hồi, không có báo cáo tài chính tính đến thời điểm khảo sát, một số công ty sáp nhập với nhau, một số công ty xin chấm dứt hoạt động do tình trạng yếu kém trong kinh doanh. Trong số các công ty này, có 27 công ty niêm yết tính đến cuối năm 2012 và giảm xuống còn 20 công ty tính đến cuối năm 2013. Kết quả nghiên cứu như sau: