Tăng cường thực hiện quy trình quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 133 - 142)

6. Kết cấu luận án

3.2.6. Tăng cường thực hiện quy trình quản lý rủi ro

Trên cơ sở hướng dẫn của UBCKNN về quy chế quản lý rủi ro, CTCK cần xây dựng một quy trình quản lý rủi ro đầy đủ phù hợp với hoạt động của từng công ty. Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro này cần đảm bảo các nội dung như sau:

3.2.6.1. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro

Ở một số NHĐT hoặc CTCK có quy mô lớn, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro là điều cần thiết để nhận biết các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, từ đó chủ động thực hiện các chiến lược QLRR thích hợp. Về cơ bản hệ thống cảnh báo

sớm được thực hiện với hai nội dung cơ bản: hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống tại các CTCK.

(1) Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro hệ thống tập trung vào việc xây dựng mô hình cảnh báo và dự báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm dự báo những biến động về các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ giá, thất nghiệp, lãi suất …Từ đó thấy được tình trạng của nền kinh tế, của ngành và phát hiện ra khả năng, dấu hiệu, mức độ rủi ro xảy ra.

Trên thực tế, để mô hình cảnh báo sớm hoạt động có hiệu quả, việc lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào mô hình là hết sức quan trọng vì nó quyết định đến việc cảnh báo có chính xác hay không. Các công ty hiện nay có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa theo các chỉ khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu của Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998) đã xây dựng 105 chỉ số và được chia thành 6 nhóm, bao gồm [13, 14]:Nhóm khu vực kinh tế đối ngoại;Nhóm khu vực tài chính;Nhóm khu vực sản xuất thực; Nhóm khu vực chi tiêu chính phủ; Nhóm các yếu tố cấu trúc và thể chế; Nhóm các yếu tố chính trị.

Kaminsky và các đồng sự đã xây dựng các chỉ số nói trên dựa trên nghiên cứu 26 cuộc khủng hoảng ngân hàng và 76 cuộc khủng hoảng tiền tệ với quy mô lớn và nhỏ tại 20 nền kinh tế trên thế giới (bao gồm cả các nước đã và đang phát triển) trong giai đoạn 1970 - 1995. Họ cho rằng tín hiệu cảnh báo khủng hoảng tiền tệ hiệu quả nhất là các chỉ tiêu:

- Sản lượng thực của nền kinh tế (gần đây các nghiên cứu chú trọng phân tích mức chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế);

- Kim ngạch xuất khẩu;

- Mức độ chênh lệch giữa tỷ giá thực so với đường xu thế; - Giá cổ phiếu;

- Tốc độ tăng cung tiền, hay rộng hơn nữa là tỷ số cung tiền trên tổng dự trữ ngoại tệ.

Một số chỉ tiêu cảnh báo khác cũng được sử dụng nhưng kém hiệu quả hơn: - Kim ngạch nhập khẩu;

- Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi thực tế trong và ngoài nước; - Tỷ số giữa tín dụng trên huy động vốn;

- Tỷ số giữa lãi suất cho vay trên lãi suất tiền gửi; - Tiền gửi ngân hàng.

Các chỉ tiêu này được xem là các chỉ số quan trọng cho các QLRR lựa chọn trong việc đánh giá rủi ro khủng hoảng tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các phương pháp phi tham số. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đưa ra quá nhiều chỉ số cảnh báo khiến cho việc lựa chọn các ngưỡng cảnh báo rủi ro khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu gần đây đã tiến hành lựa chọn một số các chỉ số cảnh báo quan trọng đại diện đặc trưng cho 6 nhóm trong các mô hình của Kaminsky để đánh giá xác suất xẩy ra khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng trong các mô hình Logit hoặc Probit, hay còn gọi là phương pháp tham số. Việc sử dụng mô hình tham số có tác dụng cho biết thời điểm có xác suất xảy ra khủng hoảng trong vòng 12 - 24 tháng cũng như các hàm ý chính sách trong mô hình.

Đối với các CTCK Việt Nam, nhóm 6 nhân tố trong mô hình cảnh báo rủi ro hệ thống có thể bao gồm: Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP; Tỷ lệ xuất khẩu; Nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối; Tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa; Cung tiền M2/dự trữ; Tăng trưởng kinh tế trong nước

(2) Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống

Chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm rủi ro phi hệ thống có nhiều tiêu thức lựa chọn khác nhau đối với thị trường của các nước cũng như đối với từng

thời điểm áp dụng. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản có thể được sử dụng tại công ty chứng khoán:

1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính: Mức độ đòn bẩy tài chính được sử dụng bởi một CTCK ảnh hưởng đến khả năng của công ty trước những cú sốc tài chính. Mức độ đòn bẩy tài chính càng cao, bảng cân đối kế toán càng kém ổn định và ngược lại.

2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đủ vốn: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của CTCK trong việc chi trả các khoản nợ hoặc bù đắp rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty.

3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản: Cho biết độ tin cậy của giá trị tài sản đã công bố theo báo cáo tài chính so với kết quả dự kiến thu được nếu tiến hành thanh lý tài sản.

4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận: Bao gồm chỉ tiêu xác định khả năng cạnh tranh của CTCK, thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh; chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trên cơ sở so sánh với nguồn vốn chủ của công ty, là cơ sở đánh giá hiệu quả tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn và là cơ sở để dự báo nhu cầu vốn cũng như phòng bị các rủi ro có thể xảy ra.

5. Chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán của CTCK trong việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn và bù đắp rủi ro có thể xảy ra.

6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ: Dùng dể đo lường khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới của công ty.

7. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tài sản: Dùng để xác định khả năng phòng tránh rủi ro đổ vỡ tài chính của CTCK nhờ tận dụng ưu thế quy mô để đa dạng hóa rủi ro và cạnh tranh với các công ty khác.

8. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng báo cáo tài chính: Trên cơ sở xem xét ý kiến ngoại trừ của công ty kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kế toán kiểm toán và tuân thủ quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

9. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của công ty: Đây là chỉ tiêu được tổng hợp từ việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng của CTCK liên quan đến hoạt động tuân thủ, chất lượng kiểm toán nội bộ, chất lượng của công tác quản trị rủi ro trong toàn bộ công ty.

3.2.6.2. Xây dựng hệ thống phòng ngừa và rào chắn rủi ro

Trên cơ sở hệ thống cảnh báo sớm, các nguy cơ rủi ro có thể được nhận biết trước. Từ đó, CTCK cần xây dựng các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu các nguy cơ rủi ro này. Cụ thể:

(1) Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin

CTCK cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động kinh doanh. Mô hình quản lý rủi ro chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro [12].

Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh cần phải được cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, CTCK cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các CTCK bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích rủi ro nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các CTCK trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các CTCK trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về

doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, CTCK cũng cần xây dựng vách ngăn mềm (Chinese wall) ngăn chặn chia sẻ thông tin bảo mật. Hoạt động kinh doanh chứng khoán có đặc thù các khối kinh doanh cùng phục vụ nhu cầu của một khách hàng. Một doanh nghiệp có thể thuê CTCK vừa làm tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, vừa là môi giới đầu tư, quản lý tài sản và vừa nằm trong danh sách phân tích của các nhân viên nghiên cứu. Các khối kinh doanh khác nhau luôn tìm ra cơ hội để không những bán sản phẩm của mình mà còn bán chéo các sản phẩm cho khối khác. Tuy nhiên, sự tương tác cũng có một số giới hạn nhằm tránh xung đột lợi ích và sự chia sẻ thông tin bảo mật dẫn đến các giao dịch nội gián. Do vậy, thông tin được chia thành hai loại: thông tin đại chúng và thông tin bảo mật. Trong quá trình tư vấn khách hàng, CTCK sở hữu rất nhiều thông tin bảo mật của khách hàng và thông tin này có thể mang tính chất trọng yếu. Thông tin trọng yếu là các thông tin mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyết định nhà đầu tư trên thị trường.

Việc sử dụng các thông tin bảo mật và trọng yếu thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật đồng thời cũng là trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo uy tín, thương hiệu và sự tin cậy của thị trường đối với CTCK. Do đó các CTCK phải tạo ra sự ngăn cách độc lập tương đối giữa bên nội bộ và bên đại chúng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập các thông tin bảo mật trọng yếu dẫn đến rủi ro kinh doanh. Để làm việc này, các CTCK cần xây dựng các vách ngăn mềm giữa các khối kinh doanh chính: tự doanh, tư vấn, môi giới và bảo lãnh phát hành. Đối với CTCK, vách ngăn mềm có hai ý nghĩa: ngăn chặn sự xâm nhập của thông tin và ngăn chặn áp lực sự ảnh hưởng.

Tâm điểm của của vách ngăn mềm giữa các bộ phận của một CTCK là Phòng kiểm soát. Phòng kiểm soát có thể cơ cấu là một bộ phận thuộc ủy ban điều hành với chức năng giám sát sự di chuyển thông tin và nhân viên giữa các bộ phận. Mọi sự di chuyển của các thông tin bảo mật trọng yếu từ bên nội bộ sang bên đại

chúng hay sự di chuyển nhân sự từ bên đại chúng sang bên nội bộ của CTCK đều phải báo cáo và được phê duyệt của Phòng kiểm soát. Phòng kiểm soát cũng có chức năng tư vấn và giúp các nhân viên hành xử trong các trường hợp cụ thể.

(2) Tăng cường các hoạt động kiểm soát rủi ro

Các hoạt động kiểm soát rủi ro hàng ngày được thực hiện ở mọi cấp bậc trong quá trình quyết định liên quan tới quản lý rủi ro, và bao gồm việc phê duyệt, phân quyền, xác minh, tổng hợp quản lý rà soát, các biện pháp thích hợp áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh và từng đơn vị, kiểm soát vật chất, kiểm tra việc tuân thủ các hạn mức trạng thái, và các nguyên tắc/ hướng dẫn hoạt động và theo dõi tiếp các trường hợp không tuân thủ.

(3) Sử dụng các công cụ phái sinh

Như đã đề cập trong phần lý thuyết, các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi … có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Ngoài ra, CTCK có thể mua các hợp đồng bảo hiểm cho một số loại rủi ro chủ yếu. Chẳng hạn, đối với rủi ro hoạt động, một số loại hợp đồng bảo hiểm khá phổ biến có thể được sử dụng:

- Bảo hiểm Tội phạm công nghệ (Electronic Computer Crimes – ECC): Bảo hiểm đói với khoản tiền được gửi qua đường điện tử khi có những hành vi phạm tội do có bên thứ 3 thâm nhập vào hệ thống máy tính của công ty.

- Bảo hiểm trách nhiệm HĐQT và nhà quản lý (Directors & Officers - D&O): Bảo hiểm trách nhiệm của từng GĐ & nhà điều hành

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhân viên (PI): Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cho cá nhân trong quá trình thực hiện chuyên môn

3.2.6.3. Xây dựng các công cụ xử lý và khắc phục rủi ro

(1) Các biện pháp Xử lý rủi ro

CTCK thực hiện trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ phòng hộ rủi ro tác nghiệp và rủi ro chung theo quy định của pháp luật và chính sách của HĐQT phê duyệt. Đối với cán bộ và các bộ phận liên quan, khi đã xác định được rủi ro là do

thiếu sót của cán bộ thì công ty phải tiến hành truy cứu trách nhiệm và bồi thường vật chất. Bộ phận QLRR theo dõi các báo cáo của kiểm toán theo hệ thống, trong đó chú trọng vào lịch sử rủi ro, hậu quả và các biện pháp QLRR đã được tiến hành nhằm giúp cho bộ máy QLRR nắm được tình trạng rủi ro CTCK như diễn biến, quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro.

(2) Biện pháp khắc phục rủi ro

Xây dựng quỹ bảo vệ nhà đầu tư: Tương tự như như bảo hiểm tiền gửi với

các tổ chức nhận tiền gửi, ở một số TTCK đã có các tổ chức/quỹ bảo vệ nhà đầu tư, chẳng hạn Tổ chức bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Mỹ (SIPC), Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Canada (SIPF), Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc, Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Thái Lan. Các quỹ này bảo vệ cho các nhà đầu tư chứng khoán đối với các tài sản tiền và chứng khoán trong tài khoản giao dịch ở một mức độ nhất định. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó đảm bảo sự an toàn cho cả ba đối tượng: nhà đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Đối với nhà đầu tư chứng khoán, trong trường hợp CTCK phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, các quỹ bảo vệ nhà đầu tư có thể giúp bù đắp được ít nhất một phần thiệt hại. Chẳng hạn, ở Mỹ, khi các ngân hàng đầu tư phá sản, nhà đầu tư được nhận lại một phần từ tài sản thanh lý của CTCK và phần còn lại được chi trả ở mức tối đa là $500.000 trên mỗi tài khoản tại mỗi CTCK; Quỹ bảo vệ của Canada chi trả tối đa $1 triệu giá trị thiệt hại về chứng khoán, công cụ phái sinh và tiền; Thái Lan chi trả tối đa không vượt quá thiệt hại thực tế và không quá 1 triệu bạt một nhà đầu tư; Trung Quốc không quy định mức giới hạn mà quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán chi trả, tất cả thiệt hại của nhà đầu tư đều được bù đắp.

Đối tượng thứ hai được bảo vệ từ cơ chế này là bản thân các CTCK. Các nhà đầu tư được bảo vệ từ cơ chế này sẽ có tâm lý ổn định hơn và duy trì tài khoản với

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 133 - 142)