6. Kết cấu luận án
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Theo quy định pháp luật hiện hành của Thái Lan, CTCK được thực hiện một hoặc một số các nghiệp vụ kinh doanh sau khi được phép của Bộ Tài chính: Môi giới chứng khoán; Giao dịch ngoài Sở GDCK; Dịch vụ tư vấn đầu tư; Bảo lãnh phát hành CK; Quản lý quỹ tương hỗ; Quản lý quỹ cá nhân; Các hoạt động khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó, hoạt động giao dịch chứng khoán của CTCK mà thực chất là tự doanh chứng khoán không được thực hiện qua hệ thống giao dịch của Sở GDCK mà phải được thực hiện ngoài Sở GDCK hoặc trên thị trường phi tập trung; hoạt động cung cấp các dịch vụ về chứng khoán và giao dịch chứng khoán với hoạt động quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư có thể được thực hiện trong một tổ chức, không có sự phân tách giữa CTCK và công ty quản lý quỹ đầu tư [92].
Trước hết, hoạt động QLRR của CTCK cũng được thực hiện thông qua quản lý vốn. CTCK mới thành lập phải có vốn ban đầu là 100 triệu baht (tương đương 3 triệu USD), CTCK kinh doanh trên thị trường chứng khoán phái sinh có vốn ban đầu là 25 triệu baht (khoảng 0,75 triệu USD), hoạt động tư vấn và quản lý quỹ là 20 triệu baht (dưới 0,60 triệu USD). Công ty phải duy trì tỷ lệ vốn thuần (net capital) so với tổng nợ trên 7%, đồng thời phải có số vốn khả dụng tối thiểu là 15 triệu baht (khoảng 0,45 triệu USD) hoặc 25 triệu baht (khoảng 0,75 triệu USD) nếu đồng thời thực hiện kinh doanh chứng khoán và chứng khoán phái sinh. Công ty phải thực hiện báo cáo UBCK về vốn khả dụng hàng tháng (14 ngày sau khi tháng kết thúc), báo cáo tài chính có kiểm toán bán niên và năm; báo cáo hàng tháng về tài sản khách hàng và các khoản cho vay giao dịch ký quỹ. Trên thực tế, rất ít khi mức vốn của các CTCK Thái Lan xuống thấp hơn 1,5 lần mức quy định tối thiểu, phần lớn vì các công ty này không thực hiện tự doanh hay tạo lập thị trường, và hạn chế trong
hoạt động bảo lãnh phát hành. Các giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường cũng rất hạn chế.
Ngoài ra, UBCK Thái Lan cũng quy định các công ty chứng khoán phải có bộ phận tuân thủ nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập, cũng như phải có hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro được HĐQT phê duyệt, có quy trình kiểm soát đối với việc tiếp cận các thông tin không phổ biến cho đại chúng, bao gồm việc tách rời bộ phận bán hàng và bộ phận phân tích ra khỏi bộ phận thực hiện giao dịch nội bộ, cũng như có quy trình giám sát bộ phận bán hàng
Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro của các CTCK Thái Lan còn được thực hiện thông qua Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ (Thailand Securities Deposit – TSD). Ngoài vai trò chính là cung cấp dịch vụ lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, TSD còn thực hiện hoạt động quản lý thành viên là các CTCK. Với mục tiêu vừa hỗ trợ tối đa cho các thành viên trong xử lý các hoạt động nghiệp vụ, vừa đảm bảo cho các thành viên có thể tuân thủ đúng các quy định liên quan nhằm góp phần tăng cường hoạt động giám sát toàn thị trường. Đặc biệt, TSD đã xây dựng và phát triển hệ thống SBL (Securities Borrowing and Lending) để quản lý rủi ro thanh toán của các thành viên hiệu quả hơn. Cụ thể, TSD sẽ quản lý tài khoản thanh toán bù trừ ròng giữa các thành viên và trong nhiều trường hợp có thể đóng vai trò là người cho vay cuối cùng nếu một thành viên mất khả năng thanh toán tạm thời. Tuy nhiên, phí phạt sẽ rất cao và nếu CTCK liên tục mất khả năng thanh toán sẽ đưa vào diện cảnh bảo đặc biệt và chịu sự kiểm soát trực tiếp của UBCKNN nhằm tránh rủi ro cho khách hàng [90,91].
Tại CTCK, thông thường quy trình QLRR được thực hiện rất chặt chẽ với mô hình quản lý được xây dựng dựa trên bốn lớp phòng vệ chính với các vai trò và chức năng khác nhau như sau:
Lớp phòng vệ thứ nhất là các đơn vị hoạt động kinh doanh. Đây là nơi nhiều rủi ro tồn tại nhất trong một công ty chứng khoán. Vì vậy, vệ mặt logic, các chương trình QLRR được bắt đầu từ đây. Tuy nhiên, thiếu sót lớn nhất phổ biến tại hầu hết
các CTCK là các hoạt động và kỹ năng về rủi ro đều không đưa được vào các quy trình kinh doanh hàng ngày. Hậu quả là các rủi ro không được xác định và xử lý kịp thời. Vì vậy, các công ty rất chú trọng đến việc xây dựng các phần mềm nhằm nhận diện và cảnh báo rủi ro sớm cho các nhà QLRR.
Lớp phòng vệ thứ hai là các bộ phận hỗ trợ từ các phòng ban khác như tài chính, công nghệ thông tin, thuế. Các bộ phận hỗ trợ phải kết hợp chặt chẽ với các đơn vị hoạt động kinh doanh để hỗ trợ QLRR hiệu quả.
Lớp phòng vệ thứ ba là các phòng ban/bộ phận liên quan đến rủi ro như kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ. Độc lập với hai hàng phòng vệ trước, các bộ phận này có vai trò chủ chốt trong việc đánh giá và giám sát các hoạt động QLRR của các đơn vị hoạt động kinh doanh và các bộ phận hỗ trợ.
Đơn vị giữ vai trò giám sát - HĐQT, Ủy ban kiểm toán và các lãnh đạo điều hành - lớp phòng vệ cuối cùng. Nhóm này giữ vai trò xây dựng và củng cố các hàng phòng vệ khác xuyên suốt CTCK, thiết lập và xây dựng một văn hóa QLRR trên phạm vị toàn công ty. Đây cũng là hàng phòng vệ giúp nhận thức và đưa ra những tranh luận góp ý nhằm đạt được các mục tiêu QLRR của CTCK.