Tăng cường quản lý vốn tại các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 150 - 151)

6. Kết cấu luận án

3.3.3. Tăng cường quản lý vốn tại các công ty chứng khoán

Tại Việt Nam, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định một CTCK nếu muốn hoạt động đầy đủ cả 4 nghiệp vụ sẽ phải có vốn pháp định 300 tỷ đồng. So với thời điểm Luật chứng khoán đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực thi hành, quy định vốn pháp định này tăng 6 lần, góp phần nâng cao năng lực tài chính của các CTCK. Tuy nhiên, hơn 70% các CTCK hiện nay có mức vốn dưới 300 tỷ đồng (tương đương với khoảng 15 triệu USD). Nếu so với một số CTCK quy mô trung bình ở một số thị trường chứng khoán trong khu vực như trên thị trường Thái lan, thị trường Đài Loan, thị trường Hàn Quốc hay thị trường Trung quốc thì mức vốn trên của các CTCK Việt Nam ở mức rất thấp (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Quy mô vốn của một số CTCK trên thế giới cuối năm 2011

Đơn vị: triệu USD

STT Công ty Vốn chủ sởhữu nguồn vốnTổng

1. Dongbu Securities(Hàn quốc) (3/2011) 508,2 5.725,4 2. Capital Securities Corp (Đài Loan) 968,1 2.808,6 3. Asia Plus Securities Plc (Thái Lan) 142,8 242,1

4. Bualuang Securities Plc (Thái Lan) 60 177,78

5. Sinolink Securities Co.Ltd (Trung Quốc) 431,3 1.575,7 6. Haitong Securities (Trung quốc) 6.352,5 16.487,6

Nguồn: Reuters.com/finance

Như vậy, để nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của CTCK trên thị trường cũng như năng lực tài chính, quy định về vốn pháp định hiện nay của CTCK cũng cần phải xem xét lại. Đặc biệt, trong giai đoạn tái cơ cấu CTCK hiện nay, vấn đề này cần được xem xét song song cùng với việc cắt giảm quy mô các CTCK hiện nay. Tính đến cuối năm 2010, TTCK Trung Quốc có khoảng trên 100 triệu tài khoản giao dịch, tương đương với khoảng 8% dân số nhưng số lượng CTCK cũng chỉ bằng Việt Nam, trong khi tổng số tài khoản trên TTCK Việt Nam chỉ ở mức 0,7% dân số. Thị trường Thái Lan với quy mô khoảng 100 tỷ USD, giá trị giao dịch bình

quân/phiên khoảng 400 triệu USD cao gấp hơn 13 lần so với TTCK Việt Nam nhưng chỉ có gần 40 CTCK. Tương tự, TTCK Singapore chỉ có 26 CTCK, Malaysia có 33 CTCK…

Ngoài ra, UBCK cũng cần có hệ thống cảnh báo khi các CTCK không đảm bảo đầy đủ mức vốn pháp định. Thực tế tại Việt Nam, trong năm 2012 Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm hướng dẫn các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định các giá trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động, để từ đó họ thấy nguy cơ rủi ro và có biện pháp chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế, đảm bảo mức vốn khả dụng theo quy định. Tuy nhiên, thay vì tính an toàn vốn dựa trên vốn điều lệ của công ty, UBCKNN nên quy định tính chỉ tiêu này dựa trên vốn chủ sở hữu vì như vậy mới phản ánh đúng năng lực tài chính của CTCK.

UBCKNN cần có sự giám sát chặt chẽ việc tuân thủ mức vốn pháp định của các CTCK. UBCKNN cần phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc nhằm xử phạt những công ty không tuân thủ quy định của pháp luật. Năm 2012, UBCKNN đã đặt 11 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK vào diện kiểm soát; 4 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 1 CTCK rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 2 CTCK rút nghiệp vụ tự doanh, 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động và 4 CTCK bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Tuy nhiên, do tính tuân thủ của các CTCK còn hạn chế và một số lỗ hổng của quy định về chế độ kế toán đối với CTCK vẫn quá chậm được khắc phục, nên vẫn còn nhiều CTCK yếu đang tồn tại. Nói cách khác, ở phương diện xử lý hành chính, UBCK chỉ có thể phạt CTCK khi vi phạm các quy định về an toàn tài chính, nhưng chưa có các biện pháp kịp thời và hữu hiệu trong xử lý các hành vi vi phạm khác.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w