Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý Ngân sách và kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)

6. Bố cục của luận văn

4.2.6.Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý Ngân sách và kế

Ngân sách trên địa bàn huyện

Ngân sách huyện là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho cơ quan Nhà nƣớc cấp huyện thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện các nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, để công tác quản lý ngân sách ở huyện đƣợc nâng cao thì không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ nhân lực, những ngƣời trực tiếp tham gia vào công tác quản lý ngân sách. Một khi năng lực, trình độ chuyên môn của ngƣời cán bộ yếu, nó sẽ làm suy giảm hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý ngân sách ở huyện. Do đó, khi chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý điều hành ngân sách huyện triển khai theo tinh thần của Luật Ngân sách mới thì việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phải đủ về số lƣợng và chất lƣợng, cán bộ hoạt động trong bộ máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực và trình độ chuyên môn; qua đó mới có thể tiếp thu tốt và áp dụng đúng theo tinh thần của Luật NSNN để có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách huyện. Nhƣ vậy, vấn đề cốt yếu ở đây là phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngân sách huyện.

Thực tế ở huyện cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách và kế toán Ngân sách tại các xã, thị trấn và ở một số đơn vị thụ hƣởng Ngân sách trên địa bàn huyện trình độ năng lực còn hạn chế; điều này phần nào đã gây khó khăn cho công tác quản lý Ngân sách ở huyện. Chính vì vậy, chính quyền huyện cần phải tạo điều kiện và thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ trong công tác quản lý và sử dụng Ngân sách và độ ngũ kế toán Ngân sách tại các xã và các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách huyện nhằm nâng cao khả năng quản lý, cũng nhƣ sử dụng Ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Để làm đƣợc điều này cần phải thực hiện một số việc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thứ nhất, đối với huyện cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo

nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý và sử dụng Ngân sách, bộ phận kế toán Ngân sách xã và các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, tổ chức kịp thời các lớp tập huấn triển khai Luật NSNN (sửa đổi), các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định Chính phủ, các Thông tƣ, Quyết định của Bộ Tài chính, các văn bản hƣớng dẫn của Sở tài chính tỉnh…Đồng thời, hƣớng dẫn chi tiết cho Thủ trƣởng, Kế toán trƣởng các đơn vị trên địa bàn huyện. Riêng đối với bộ phận kế toán ở các đơn vị, trong thời gian tới, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần phối hợp với các đơn vị tiến hành điều tra, phân loại trình độ đội ngũ cán bộ kế toán tại các cơ sở trong huyện để có biện pháp bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán cơ sở khi chƣa có điều kiện đào tạo chính quy hay thay đổi đội ngũ kế toán có trình độ cao hơn.

- Thứ hai, đối với KBNN huyện cần chủ động phối hợp với phòng Tài

chính, các Ban tài chính xã tổ chức hội nghị tập huấn, hƣớng dẫn những điểm sửa đổi, bổ sung về tổ chức chi và công tác kiểm soát các khoản chi qua KBNN theo đúng Luật Ngân sách cho Lãnh đạo và Kế toán trƣởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN. Tổ chức học tập Luật Ngân sách, thƣờng xuyên tập huấn các văn bản, chế độ của Bộ Tài chính, của ngành đến từng cán bộ quản lý Ngân sách trên địa bàn huyện. Ngoài ra mỗi cán bộ quản lý Ngân sách cũng cần ra sức học tập, tự tìm tòi nghiên cứu chế độ, quy trình quản lý Ngân sách để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

- Thứ ba, huyện cần bổ sung cho các xã, thị trấn cán bộ có đủ năng lực

chuyên môn về Tài chính Ngân sách. Những cán bộ làm công tác quản lý Ngân sách và đội ngũ kế toán Ngân sách xã, thị trấn sau khi đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về Tài chính Ngân sách cần phải đƣợc biên chế ổn định, tránh tình trạng bị thuyên chuyển sau một thời gian làm việc, gây khó khăn cho việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ quản lý Ngân sách và đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngũ kế toán Ngân sách. Điều này, tạo điều kiện để Ban Tài chính xã trở thành cơ quan chuyên môn có đủ năng lực thực hiện tốt ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý Ngân sách tại xã; góp phần giúp cho công tác quản lý Ngân sách huyện đƣợc tốt hơn.

Nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý Ngân sách, đội ngũ kế toán Ngân sách tại các đơn vị thụ hƣởng Ngân sách sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác lập dự toán Ngân sách, kiểm soát tốt hơn trong công tác chấp hành Ngân sách, giảm bớt những tồn tại chủ yếu trong công tác kế toán và quyết toán Ngân sách huyện nhƣ: giảm bớt tình trạng việc chấp hành chế độ hoá đơn chúng từ không đảm bảo quy định vẫn đƣợc thanh quyết toán; hạch toán thiếu các khoản thu chi phát sinh hoặc không đúng tài khoản dẫn đến việc xử lý sai chế độ; thực hiện khoá sổ kế toán cuối năm không đúng quy định,…

Ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán Ngân sách cũng cần phải đƣợc hình thành một tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học đồng thời cần xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm pháp luật.

4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tại huyện Sông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 96 - 98)