Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Lập Thạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, về địa giới phía Tây, Tây Bắc giáp với huyện Sông Lô, phía Nam giáp với huyện Vĩnh Tƣờng và Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Tam Dƣơng. Trong nhiều năm qua kể từ khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ khi thu hút các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Vĩnh Phúc có môi trƣờng thu hút đầu tƣ thuận lợi đƣợc nhiều DN lớn nƣớc ngoài đầu tƣ nhƣ Honda, Toyota … , nguồn thu ngân sách của tỉnh không những đủ cân đối chi mà còn nộp lớn cho NSNN. Tuy vậy, Lập Thạch do những điều kiện tự nhiên chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các DN nƣớc ngoài, trên địa bàn chủ yếu là các DN nhỏ thành lập nhằm đáp ứng các nhu cầu XDCB, thƣơng mại nhỏ trên địa bàn, ngân sách thu chƣa đáp ứng tự cân đối chi trong huyện mà vẫn nhờ chính là ngân sách cấp trên cấp.

Năm 2013, theo số liệu báo cáo và nghiên cứu thực tế tại huyện Lập Thạch với tổng số chi ngân sách là 638 tỷ đồng, trong đó số thu ngân sách trên địa bàn đƣợc cân đối là 86 tỷ đồng. Quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện dựa trên một số nội dung chính là: Xây dựng và giao dự toán thu chi; cân đối thu chi và quyết toán thu chi ngân sách.

Ngay từ đầu năm, phối hợp với Chi cục thuế rà soát nguồn thu, dự báo khả năng thu, cân đối dự toán thu và nhiệm vụ chi trong năm, Phòng Tài chính tham mƣu với UBND huyện giao dự toán thu chi cho các xã, thị trấn trong huyện. Mặc dù chủ yếu là thu từ ngân sách cấp trên nhƣng Phòng Tài chính huyện Lập Thạch đã tham mƣu cho Huyện ủy, UBND huyện cùng các xã, thị trấn và cơ quan thuế quản lý chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đối với nguồn thu, tăng cƣờng quản lý thu từ hoạt động XDCB (thu 2% khi thanh toán vốn XDCB), thu từ X DCB vãng lai, thu từ hoạt động khai thác tài nguyên đất đá, cát sỏi, thu từ đấu giá, cấp quyền sử dụng đất …, và tập trung thu thuế nợ của các DN trên địa bàn. Là huyện có tài nguyên đất đồi lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phục vụ cho việc khai thác san lấp mặt bằng nên việc quản lý thu các khoản thuế, phí rất lớn góp phần tăng thu cho ngân sách. Phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách trên địa bàn. Đồng thời khai thác các nguồn thu đóng góp nhƣ thu đóng góp quỹ giao thông nông thôn, thu đóng góp của nhân dân để xây dựng đƣờng giao thông, nhà văn hóa …

Đối với quản lý chi ngân sách, bên cạnh nhiệm vụ chi thƣờng xuyên cơ bản tập trung vào chi cho xây dựng cơ sở, xây dựng cơ bản ở huyện và các xã, thị trấn. Đặc biệt là ƣu tiên cho phát triển hệ thống đƣờng giao thông nông thôn thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Song song với nhiệm vụ thu chi luôn quan tâm đến việc tiết kiệm chi ngân sách, trong đó tiết kiệm chính ở các khoản chi văn phòng, chi hội họp …, ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện.

Quyết toán, kiểm tra giám sát thu chi ngân sách là việc làm thƣờng xuyên theo quy định của Luật Ngân sách. Công tác kiểm tra cũng chỉ rõ những tồn tại trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở cấp huyện và cấp xã, thị trấn, chấn chỉnh, kịp thời xử lý những vi phạm Luật Ngân sách.

Việc quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Lập Thạch đƣợc các cơ quan kiểm tra đánh giá cao, trong đó đặc biệt là Kiểm toán nhà nƣớc ghi nhận đánh giá là đơn vị quản lý tốt về thu, chi ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)