Giải pháp 5: Phát triển vành đai xanh bảo vệ đê biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 131)

Trong những năm gần đây, các dải RNM của xã Đồng Rui đã có tác dụng rõ rệt trong việc hạn chế tác hại của thiên tai. Trong tình hình thời tiết ngày càng phức tạp, bên cạnh việc xây dựng đê điều thì việc phát triển vành đai cây xanh chống sóng cũng rất cần thiết. Qua thực tế cho thấy nơi nào có tán rừng trồng nhiều tầng thì tác dụng giảm sóng cao hơn rừng một tầng, đặc biệt là cản sóng và gió mùa đông bắc. Trên bề mặt đê nên trồng các hàng cỏ Ventiver (Vetiver zeyanoides), loại cỏ này có hệ rễ chùm rất phát triển, chống xói lở chân đê, chịu được ngập định kỳ, chịu mặn; với vùng chân đê, hình thành các dải chắn sóng từ các loài cây bản địa là Trang, Đước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

(1) Thông qua số liệu điều tra thu thập và các chuyến khảo sát thực địa, đã nêu được thực trạng RNM thuộc địa bàn xã Đồng Rui; đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ RNM xã Đồng Rui. Những thuận lợi và khó khăn trong trong công tác quản lý, bảo vệ RNM tại xã.

(2) Đã xây dựng được một số cơ sở khoa học tổng hợp phục vụ cho vấn đề quản lý, bảo vệ RNM:

- Đã đánh giá được vai trò của RNM đối với đời sống cư dân địa bàn nghiên cứu. - Đã xây dựng được bản đồ hiện trạng thảm thực vật xã Đồng Rui năm 2005 và 2012. Từ đó xây dựng bản đồ biến động thảm thực vật RNM giai đoạn 2005- 2012, là cơ sở để đánh giá xu hướng phát triển RNM xã Đồng Rui.

- Sử dụng mô hình DPSIR phân tích đánh giá được áp lực lên RNM của xã, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp trong quản lý và bảo vệ RNM.

(3) Đã nghiên cứu, đề xuất được 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ bền vững RNM xã Đồng Rui:

- Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị HSTRNM cho các nhà quản lý ở cấp địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vùng RNM

- Mô hình lâm - ngư kết hợp

- Tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương - Giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường vùng RNM - Phát triển vành đai xanh bảo vệ đê biển.

2) Kiến nghị

Từ các nghiên cứu trên, luận văn có một số kiến nghị trong việc quản lý, bảo vệ bền vững RNM xã Đồng Rui như sau:

1) Quy hoạch mở rộng diện tích trồng rừng, đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi những diện tích NTTS không có hiệu quả, bỏ hoang để tổ chức trồng lại rừng.

2) Đề nghị Nhà nước, các chương trình, các tổ chức phi chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư kinh phí để tiếp tục phục hồi, quản lý và bảo vệ RNM.

3) RNM Đồng Rui được các nhà khoa học đánh giá là RNM điển hình khu vực phía Bắc Việt Nam với hệ động thực vật phong phú và đa dạng chính vì vậy cần thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, nơi cung cấp cây giống có chất lượng cho việc trồng rừng ở những nơi khác và phát triển du lịch sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ngô An, Võ Đại Hải (2001), Một số đề xuất các tiêu chuẩn phân chia rừng sản xuất ở vùng ngập mặn cửa sông ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

3. Nguyễn Minh Cát (2011), Bài giảng Quản lý tổng hợp vùng bờ, Đại học Thuỷ lợi.

4. Hoàng Công Đăng (1995), Kết quả gieo ươm một số loại cây nước mặn ở Quảng Ninh, Hội thảo quốc gia: Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam.

5. Nguyễn Anh Đức (2012), Giá trị sinh thái và nhu cầu bảo tồn Rừng ngập mặn Đồng Rui huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

6. Lê Hương Giang (1999), Bước đầu đánh giá năng suất, ảnh hưởng độ cao tầng đáy tới sự phân huỷ của lượng rơi và sự phân bố của một số loài động vật đáy trong rừng Trang trồng tại xã Thuỵ Hải, Thái Thuỵ, Thái Bình, Luật văn thạc sĩ.

7. Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995), Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng cảu một số loài trong họ Đước trồng thí nghiệm, Hội thảo quốc gia: Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng.

8. Nguyễn Đăng Hội (2000), Phương pháp đánh giá tổng hợp trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, TC Khoa học Lâm nghiệp.

9. Nguyễn Đăng Hội (2007), Quan điểm tiếp cận nhân sinh trong nghiên cứu cảnh quan địa lý hiện đại,TC Khoa học Đại học Sư phạm.

10. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật Rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học Sinh học.

11. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên) (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên) (2004), Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế - xã hội - quản lý và giáo dục, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền (2007), Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và Rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Công Khanh (1986), Rừng nước mặn và rừng nhiệt đới trên đất chua phèn,

NXB thành phố Hồ Chí Minh.

15. Kogo,M. (1995), Vài nhận xét quan sát sự sinh trưởng, tái sinh và phát triển của cây Trang trồng tại xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, Hội thảo quốc gia phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng.

16. Lê Thị Vu Lan (1998), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, tái sinh và phát tán của cây Trang trồng tại xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

17. Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền (1987), Rừng ngập nước Việt Nam, NXB Giáo dục.

18. Ngô Đình Quế, Ngô An (2001), Tiêu chuẩn phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển Việt Nam và thuyết minh xây dựng bản đồ lập địa vùng ngập mặn ven biển huyện Thạch Phú tỉnh Bến Tre, Báo cáo chuyên đề, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

19. Ngô Đình Quế (chủ biên) (2003), Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng Tràm ở Việt Nam,NXB Nông nghiệp.

20. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Hợp phần rừng ngập mặn Việt Nam - Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và Vịnh Thái Lan, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

21. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005),

Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Hoàng Văn Thắng (2008), Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững ở một số xã vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

23. Nguyễn Văn Thắng (2010), Bài giảng Quy hoạch và Quản lý môi trường, Đại học Thuỷ lợi.

24. Tổng cục Môi trường (2010), Điều tra, khảo sát các hệ sinh thái đặc thù đang bị suy thoái của Việt Nam và đề xuất giải pháp phục hồi, áp dụng

thử nghiệm tại một số vùng quan trọng.

25. Nguyễn Hoàng Trí (1986), Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất quần xã rừng Đước đôi ở cà Mau tỉnh Minh Hải, Luận án phó tiến sỹ sinh học.

26. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

27. Nguyễn Đức Tuấn (1994), Một số kết quả nghiên cứu tăng trưởng và sinh khối của 3 loài cây ngập mặn trồng ở Thạch Hà – Hà Tĩnh, Hội thảo quốc gia về trồng và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam, TP HCM.

28. Lê Xuân Tuấn (1995), Ảnh hưởng của độ mặn đến sự nảy mầm sinh trưởng của Bần chua trong điều kiện thí nghiệm, Hội thảo quốc gia trồng và phục hồi rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng.

Tiếng Anh

29. Aksornkoea, S. (1993), Nutrient cycling in mangrove forest of Thailand, The

first training course on mangrove ecosystems.

30. Bohorquerz, C. (1996), Restorration of Mangroves in Colombia – Acase study of Rosario’s Coral Reef National park, Restorration of Mangrove Ecosytem,

The International tropical timber Organzation and the International Society for mangrove Ecosytem

31. Chapman. V. J. (1975), Mangrove vegetation, Auckland University NewZealand.

32. Choudhury, J.K. (1994), Mangrove re-afforrestation in Bangladesh,

Proceedings of the workshop in ITTO project Development and Dissemination of Re-afforestation Techniques of Mangrove Forest, Thailand.

33. Havanond, S. (1994), Re-afforestation of Mangrove forests in Thailand, Proceedings of the workshop in ITTO project Development and Dissemination of Re-afforestation Techniques of Mangrove Forest, Thailand.

34. Kongsanchai, J. (1984), Mining impacts upon mangrove forest in Thai land,

Proceedings of the Asian symposium on Mangrove enviroment Research and Mangenment, Kulalumpur.

35. Rao, A.N. (1986), Mangrove ecosystems of Asia and pacific, Mangrove of Asia and Pacific: Status and management (RAS/79/002) UNDP/UNESCO.

36. Siddiqi, N.A., Khan, M.A.S., (1996), Planting techniques for mangrove on new accretions in the Coastal areas of Bangladesh, Restoration of Mangrove Ecoystem, The International Tropical Timber Organization and International Society for Mangrove Ecosystem.

37. Soemodihardjo, S., Wiroatmodjo, P., Mulia, F., and Harahap, M.K. (1996), Mangrove in Indonesia – A case study of Tembilahan, Sumatra, The International Tropical Timber Organization and International Society for mangrove Ecosystem.

38. Tomlinson, P.B. (1986), The botany of mangrove, Cambridge university press.

39. Untawale, G.A. (1996), Restration of Mangrove along the Central West Coast of India, Restoration of mangrove Ecosystem, The International tropical Timber Organization and International society for mangrove Ecosystem.

PHỤ LỤC 1

Danh lục thực vật bậc cao có mạch rừng ngập mặn tại Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng A. CÁC LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN THỰC THỤ POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ Pteridaceae Họ Chân xỉ / Họ Cỏ sẹo

1. Acrostichum aureum L. Ráng biển Cr Tgs, K

MAGNOLIOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN

MAGNOLIOPSIDA LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

2. Acanthus ilicifolius L. Ô rô Hm T, K

Aizoaceae Họ Rau đắng đất

3. Sesuvium portulacastrum L. Sam biển Hm Ad, T, K

Combretaceae Họ Bàng

4. Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl. Cóc vàng Mi G

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

5. Excoecaria agallocha L. Giá Me T, Tgs

Meliaceae Họ Xoan

6. Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi Me

Myrsinaceae Họ Đơn nem

7. Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú Mi T, Tgs

Rhizophoraceae Họ Đước

8. Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. Vẹt dù Mi G

9. Kandelia obovata Sheue Liu &Yong Trang Me Ad, G

10. Rhizophora apiculata Blume Đước Me G 11. Rhizophora mucronata Poir. in Lam. Đưng Me

12. Rhizophora stylosa Griff. Đâng/đước vòi Me G

Sonneratiaceae Họ Bần

13. Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua Mg G, T, Tgs

Rubiaceae Họ Cà phê

14.

Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn.

F. Côi Na

T

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng

15. Heritiera littoralis Dry. Cui biển Me Ad, D, T, K

Verbenaceae Họ Mắm

16. Avicennia lanata Ridl Mắm quăn Me

17. Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển Me Ad, K 18. Avicennia officinalis L. Mấm lưỡi đòng Me T

B. CÁC LOÀI CÂY THAM GIA RỪNG NGẬP MẶN

MAGNOLIOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN

MAGNOLIOPSIDA LỚP HAI LÁ MẦM

Annonaceae Họ Na

19. Annona glabra L. Na biển Mi

Apocynaceae Họ Trúc đào

20. Cerbera manghas L. ex Gaertn. Mướp xác Mi

Asteraceae Họ Cúc

21. Pluchea pteropoda Hemsl. Sài hồ nam Ch T 22. Pluchea indica (L.) Lees Cúc tần Li Ad, T 23. Wedelia biflora (L.) DC. Cúc hai hoa Hm T, K

Chenopodiaceae Họ Rau muối

24. Suaeda maritima (L.) Dum Rau muối biển Hm Ad, T, Tgs

Caesalpiniaceae Họ Vang

25. Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Móc hùm Li

Convolvulaceae Họ Khoai lang

26. Ipomoea pes-caprae (L.) Br. Muống biển Li T

Euphorbiaceae Họ thầu dầu

27.

Sauropus bacciformis (L.) Airy-

Shaw. Bồ ngót quả phì Ch

Fabaceae Họ Đậu

28.

Alysicarpus vaginalis (L.) A.P.de

Cand. Hàn the, đậu vẩy ốc Ch

T 29. Canavalia lineata (Thumb.) DC. Đậu đao biển Li T 30. Canavalia obtusifolia (L.) DC. Đậu cộ Li Ad 31. Derris trifoliata Lour. Cốc kèn Li T, K

Lauraceae Họ Long não

32. Cassytha filiformis L. Tơ xanh Li

Malvaceae Họ Bông

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng

34.

Thespesisa populnea (L.) Soland ex.

Correa Tra lâm vồ Me

Ca, G, T, K

Myoporaceae Họ Bách sao

35. Myoporum bontoides A. Gray. Bách sao (chọ) Mi

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

36. Clerodendrum inerme (L.) Gaertn. Vạng hôi / ngọc nữ biển Na 37. Premna integrifolia L. Vọng cách Me

38. Vitex rotundifolia L. Quan âm Na T

39. Vitex trifolia L. Từ bi ba lá Na T

Flagellariaceae Họ Mây nước

40. Flagellaris indica L. Mây nước Li

LILIOPSIDA LỚP MỘT LÁ MẦM

Amaryllidaceae Họ Náng

41. Crinum asiaticum L. Náng hoa trắng Cr Ca, T

Cyperaceae Họ Cói

42. Cyperus malaccensis Lam. Cói, lác Th T, K 43.

Cyperus radians Nees. ex Mey ex

Nees Cỏ gấu đất cát Th

44. Cyperus stoloniferus Vahl. Củ gấu biển Th 45. Cyperus tegetiformes Roxb. Lác gon Th

46. Scirpus kimsonensis K.Khoi Cỏ ngạn Cr K

Hydrocharitaceae Họ Thủy thảo

47. Halophila minor (Zoll.) Hartog. Cỏ xoan Cr 48. Halophila ovalis R.Br.Hook.f. Cỏ xoan nhỏ Cr 49. Hydrilla verticillata (L.f.) Royle Thuỷ thảo Cr

Pandanaceae Họ Dứa dại

50. Pandanus odoratissimus L. Dứa dại biển Hm G, T

Poaceae Họ Lúa

51. Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà Cr Tgs 52. Phragmitea karka (L.) Veldk.. Sậy Hm G 53. Sporobolus virginicus (L.) Kunth Cỏ cáy Cr Tgs

C. CÁC LOÀI THỰC VẬT DI CƯ VÀO RỪNG NGẬP MẶN

POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

Dennstaedtiaceae Họ Ráng đăng tiết

54. Pteridum aquilinum (L.) Kuhn Ráng cánh to Cr

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng

55. Marsilea quadrifolia L. Rau bợ Cr

Oleadraceae Họ Ráng lá chuối

56. Nephrolepis cordifolia (L.) C. Ráng xương rắn Cr T

Schizeaceae Họ Bòng bong

57. Schizea dichotoma (L.) J.E Sm. Bòng bong Hm T 58. Lygodium fl exuosum (L.) Sw. Bòng bong Li T

MAGNOLIOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN

MAGNOLIOPSIDA LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

59. Ruellia tuberosa L. Quả nổ Hm T

Aizoaceae Họ Rau đắng đất

60. Gisekia pharmacoides L. Cỏ lết Hm T

61. Glinus oppositifolius L.Dc. Rau đắng Hm T

Amaranthaceae Họ Rau dền

62. Alternanthera sessilis L. DC. Rau rệu Hm Ad, T, Tgs 63. Amaranthus spinosus L. Dền gai Hm Ad, T

Apiaceae Họ Hoa tán

64. Centella asiatica (L.) Urb. Rau má Cr Ad, T

Asclepiadaceae Họ Thiên lý

65. Calotropis gigantea (L.) Dryand Bồng bồng Na Ca, T 66. Finlaysonia obovata Wall. Dây mủ/ phin lai sơn/ Li

Asteraceae Họ Cúc

67. Ageratum conyzoides L. Cứt lợn Ch T

68. Aster ageratoides Turcz Cúc sao Ch T

69. Artemisia vulgaris L. Ngải cứu Hm T

70. Bidens pilosa L. Đơn buốt Ch T

71. Eclipta prostrata (L.) Hassk. Nhọ nồi Hm T

72. Eupatorium odoratum L. Cỏ lào Ch T

73. Lactuca indica L. Bồ công anh Hm T

74.

Launaea sarmentosa (Willd.)

Kuntzc Sa sâm Việt Ch

T 75. Tridax procumbens L. Cỏ mui/ cúc mai Hm

Boraginaceae Họ Vòi voi

76. Heliotropium indicum L. Vòi voi Hm T

Caesalpiniaceae Họ Vang

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

sống Công dụng

78. Cassia tora L. Thảo quyết minh Na T

Capparaceae Họ Màn màn

79. Cleome gynandra L. Màn màn trắng Hm Ad

80. Cleome viscosa L. Màn màn Hm Ad, T

Casuarinaceae Họ Phi lao

81. Casuarina equisetifolia J. R. et J.G. Phi lao Mg G

Ceratophyllaceae Họ Kim ngư

82. Ceratophyllum demersum L. Kim ngư/rong đuôi chồn Cr

Chenopodiaceae Họ Rau muối

83. Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun Hm T 84. Chenopodium filifolium Smith L. Rau muối Hm Ad, T

Combretaceae Họ Bàng

85. Quisqualis indica L. Dây giun Li Ca

Convolvulaceae Họ Khoai lang

86. Ipomoea involucrata Beauv. Bìm tổng bao Li

87. Ipomoea obscura L. Ker –Gawl Bìm bìm Li T

Cucurbitaceae Họ Bầu bí

88. Coccinia grandis (L.) Voigt Bát Li T 89. Zehneria indica Keyr. Chùm thẳng Li T

Cuscutaceae Họ Tơ hồng

90. Cuscuta chinensis Lam. Dây tơ hồng Ep T

Elaeocarpaceae Họ Côm

91. Muntingia culabura L. Trứng cá Me Ad, Ca, T

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

92.

Alchornea rugosa (Lour.) Muell. -

Arg. Bọ nẹt Mi

93. Breynia fruticosa (L.) Hook. Bồ cu vẽ Na T 94. Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn Hm T 95. Euphorbia thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ Hm T, Tgs 96. Glochidion velutinum Wight Bọt ếch Mi T 97. Mallotus apelta (Lour.) Muell. -Arg. Bùm bụp Me D, G, T 98. Microstachys chamaelea (L.) Esser. Thuốc lậu Ch T

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)