Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)

Luận văn sử dụng mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (DPSIR) để phân tích những áp lực lên RNM, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ bền vững RNM xã Đồng Rui.

Giới thiệu mô hình: Động lực – Áp lực - Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng (DPSIR) (Dynamic - Presure - State - Impact - Response).

Mô hình này mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S), những áp lực đối với môi trường do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra mô hình cũng chỉ rõ những tác động tiêu cực (I) có thể xảy ra trong tương lai làm biến đổi điều kiện môi trường, cùng những sự đáp ứng (R) cần có từ xã hội chống lại những tác động không mong muốn nói trên [23].

(1). Phân tích Động lực (Dynamic) của các hoạt động của con người đã thực

hiện trong các thời gian vừa qua để phát triển kinh tế xã hội.

(2). Đánh giá Áp lực (Presure) của các hoạt động nói trên đối với tài nguyên môi trường của vùng quy hoạch.

(3). Đánh giá Trạng thái (State) hay hiện trạng tài nguyên và môi trường của vùng quy hoạch, hậu quả của các hoạt động phát triển kể trên đã gây ra và chỉ ra các vấn đề bức xúc về môi trường cần phải giải quyết.

(4) Đánh giá và dự báo các Tác động (Impact) của các hoạt động phát triển KTXH dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian quy hoạch tới biến đổi tài nguyên và môi trường vùng quy hoạch.

(5). Phân tích để để xuất các biện pháp cần tiến hành hay sự Đáp ứng

(Respond) hay phản hồi của con người để đối phó lại sự suy giảm môi trường có thể diễn ra nhằm kiểm soát, hạn chế hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực kể trên, duy trì sự cân bằng giữa môi trường và phát triển trong vùng quy hoạch.

Mô hình DPSIR minh họa cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến môi trường và những đáp ứng/phản hồi từ môi trường tới xã hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực cụ thể. Những sự đáp ứng/phản hồi này bao gồm những mục tiêu và biện pháp mà xã hội đưa ra nhằm chống lại những thay đổi không mong muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người.

Việc đưa ra các biện pháp đáp ứng/phản hồi hàm chứa cả việc xác định những vấn đề được ưu tiên giải quyết, đặt ra những mục tiêu về môi trường và đề xuất cũng như thực hiện các chính sách phù hợp để quản lý và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mô hình này đã được nhiều nhà khoa học sử dụng để phân tích quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, đới bờ biển. Kết quả phân tích động lực, áp lực, hiện trạng, tác động tới RNM xã Đồng Rui được trình bày ở hình 3.10

Hình 3.10: Mô hình DPSIR đối với RNM xã Đồng Rui

ĐỘNG LỰC - Sự gia tăng dân số. - Hoạt động phát triển kinh tế : thuỷ sản ven biển. ÁP LỰC - Sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên.

- Tăng khai thác tài nguyên tự nhiên. - Phá RNM để nuôi trồng thuỷ hải sản. - Các hiện tượng tự nhiên HIỆN TRẠNG MT - Giảm diện tích RNM

- Giảm nguồn lợi hải sản.

- Suy thoái hệ sinh thái. TÁC ĐỘNG - Đa dạng sinh học - Hệ sinh thái đất ngập nước, RNM

- Năng suất từ việc đánh bắt thuỷ hải sản giảm

- Tác động xấu tới môi trường sống của các loài thuỷ hải sản Con người

- Ô nhiễm môi trường - Giảm thu nhập

ĐÁP ỨNG

- Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị HSTRNM cho các nhà quản lý ở cấp địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vùng RNM

- Tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương - Giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường vùng RNM - Mô hình lâm - ngư kết hợp

RNM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội và môi trường nhưng nhiều nhà quản lý, quy hoạch, hoạch định chính sách vẫn chưa hiểu hết những giá trị to lớn mà RNM mang lại nên bằng cách này hay cách khác như cho đấu thầu đất làm đầm nuôi tôm, thiếu kiên quyết trong vấn đề xử lý các vụ vi phạm, phá hoại RNM, phát triển các khu đô thị, công nghiệp trên vùng RNM... gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái có năng suất cao nhưng cũng rất nhạy cảm này.

Những mối đe doạ đối với HSTRNM rất đa dạng và phức tạp gồm cả yếu tố tự nhiên và con người.

Bão lụt, sóng thần, nước biển dâng ... là những đe doạ bất thường song cũng chỉ xảy ra vào từng thời điểm, từng vị trí và mức độ đe doạ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào không gian phân bố của thảm thực vật ngập mặn, thành phần, tuổi cây...

Bên cạnh yếu tố tự nhiên thì những tác động của con người nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế đã trở thành những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự biến đổi, mất cân bằng, suy thoái HSTRNM, làm suy giảm ĐDSH và nguồn lợi sinh vật ven bờ. Chính vì vậy con người đã trở thành mối đe doạ lớn nhất khi hành động của họ nhằm đạt được lợi ích trước mắt hoặc cục bộ.

Sự gia tăng dân số

Theo số liệu thống kê của UBND xã Đồng Rui thì dân số toàn xã Đồng Rui năm 2012 là 2.432 người (668 hộ). Theo “Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” thì dự kiến đến năm 2015 dân số toàn xã là 2.950 người (800 hộ) và đến năm 2025 sẽ là 4250 người (1150 hộ).

Bảng 3.4: Thực trạng và dự báo dân số xã Đồng Rui

Số TT Danh mục Năm 2012 Năm 2015 Năm 2025

1 Dân số (người) 2.432 2.950 4.250

2 Dân số trong tuổi LĐ 1.429 1.920 2.860

Tỷ lệ tăng dân số càng nhanh thì nhu cầu về lương thực càng cao. Tăng dân số dẫn đến khai thác không bền vững tài nguyên ven biển, gia tăng số lượng người tham gia vào đánh bắt hải sản để kiếm sống, dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên khiến tài nguyên dần dần cạn khiệt. Người dân địa phương nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Vì vậy áp lực lên RNM là rất lớn, do đó cần tạo thu nhập và ngành nghề phi nông nghiệp cho người dân để giảm áp lực lên tài nguyên ven biển.

Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản

Đây là thách thức lớn nhất đối với việc bảo vệ RNM ở Đồng Rui hay nói rộng hơn là khu RNM ven biển miền Bắc vẫn là nạn phá rừng cho mục đích NTTS. Phong trào NTTS được bắt đầu tại khu vực Tiên Yên từ năm 1994. Những năm tiếp theo phong trào nuôi tôm và cua phát triển mạnh, một phần đáng kể diện tích RNM bị chuyển đổi thành các đầm nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi tôm không hợp lý, nguồn nước, môi trường trong các đầm tôm bị ô nhiễm nặng làm cho năng suất tôm bị suy giảm, sản xuất bị thua lỗ do vậy các chủ đầm rơi vào tình trạng nợ nần thậm chí rơi vào cảnh nghèo đói, NTTS thất bại, RNM bị mất, nhiều đầm bị bỏ hoang. Trên địa bàn xã hiện nay có diện tích khá lớn các đầm tôm bị bỏ hoang, không đi vào sử dụng. Do bị mất rừng, các loại tài nguyên hải sản dưới tán rừng cũng không còn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hệ sinh thái, làm giảm nguồn thu nhập và đời sống của người dân địa phương.

Tuy nhiên việc thu hồi lại những ao, đầm này lại đang là một vấn đề nan giải. Nguyên nhân là do mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ đầm và chính quyền địa phương xã chưa thống nhất được giải pháp phù hợp, vừa có thể giải quyết được nhu cầu sinh kế cho các chủ đầm lại vừa giúp chính quyền xã thực hiện được mục tiêu trồng RNM, khôi phục tài nguyên.

Các hiện tượng tự nhiên

Hàng năm khu vực Tiên Yên nói chung và Đồng Rui nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão mạnh và khoảng 3-4 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp,

bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của lũ quét. Bão đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của các hệ sinh thái RNM.

Trong nghiên cứu này, luận văn tập trung vào đánh giá hiện trạng tài nguyên, việc quản lý, bảo vệ tài nguyên ở cấp địa phương, qua việc phân tích mô hình DPSIR xác định một số vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý, bảo vệ RNM xã Đồng Rui hiện nay như sau:

Trước đây do có chủ trương phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là NTTS nên một diện tích lớn RNM của xã bị phá huỷ thay vào đó là các đầm tôm. Hiện nay qua điều tra khảo sát, học viên thấy có rất nhiều đầm tôm bị bỏ hoang, không sử dụng, xã cũng chưa thu hồi được bởi hợp đồng mà các chủ đầm ký với huyện vẫn chưa đến thời hạn thu hồi. Do đó mục tiêu là cần phải lập cân bằng giữa phát triển thuỷ sản và RNM, từ đó mới bảo vệ được môi trường sinh thái, nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ ĐDSH.

Áp lực của việc gia tăng dân số sẽ dẫn tới việc khai thác không bền vững tài nguyên ven biển, khai thác quá mức nguồn tài nguyên khiến tài nguyên dần dần cạn khiệt, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học HSTRNM.

Nhận thức của một số bộ phận người dân chưa cao trong vấn đề bảo vệ môi trường RNM.

Sau khi đã xác định được những vấn đề nổi cộm trong việc quản lý, bảo vệ RNM xã Đồng Rui, luận văn đưa ra hướng giải pháp như sau: Nâng cao nhận thức của người dân tham gia vào vấn đề quản lý, bảo vệ RNM, dưới sự hướng dẫn của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã. Nhà nước cần phải có sự trợ giúp về mặt kinh tế và kỹ thuật, tạo các dự án, có các giải pháp kỹ thuật hợp lý để người dân cùng tham gia bảo vệ RNM.

Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp tổng thể được trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)