NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RNM XÃ ĐỒNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)

ĐỒNG RUI GIAI ĐOẠN 2005-2012

Từ các số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết hợp với các số liệu, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là 2 bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Rui năm 2005 và năm 2012, tỷ lệ 1:10.000 do sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thành lập, học viên tiến hành xây dựng 2 bản đồ chuyên đề về hiện trạng thảm thực vật xã Đồng Rui năm 2005 (hình 3.1) và bản đồ hiện trạng thảm thực vật xã Đồng Rui năm 2012 (hình 3.2). Đây là cơ sở để thành lập bản đồ biến động RNM giai đoạn từ 2005 đến 2012 (hình 3.3).

Phương pháp thành lập dựa trên nguyên tắc chồng phủ các lớp thông tin từ hai bản đồ thảm thực vật mà luận văn đã xây dựng bằng phần mềm GIS. Các phần mềm của GIS có chức năng crossing để thiết lập ma trận biến động. Từ hai bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2005 và 2012, ma trận biến động được thiết lập ở hình 3.1.

Bảng 3.1: Ma trận biến động RNM xã Đồng Rui

Trong bảng ma trận trên các đơn vị từ 1 đến 14 nằm ở các ô dọc đường chéo là các đơn vị không biến động, các đơn vị ký hiệu là 10.1; 10.2; 11.1; 11.2; 12.1; 12.2; 13.1 và 14.1 thể hiện xu hướng biến động. Qua bảng ma trận biến động, ta thấy một số diện tích đầm tôm năm 2005 đã biến động thành diện tích rừng trồng Đước, Trang và

vừa trồng Đước và Trang (10.1; 11.1; 12.1), ngoài ra năm 2012, một phần diện tích đầm tôm được xã thu hồi để thực hiện xây đê ngăn mặn (35,2 ha). Bên cạnh đó diện tích bãi bồi cũng chuyển đổi thành rừng trồng (10.2; 11.2; 12.2). Xu hướng biến động thảm thực vật RNM xã Đồng Rui được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Diện tích biến động thảm thực vật và dạng sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2012

Xu hướng biến động Kiểu loại thực vật

Ký hiệu trên bản đồ Diện tích biến động (ha) Năm 2005 Năm 2012 Đầm tôm chuyển thành rừng trồng Đầm tôm Trồng Đước 10.1 185,6 Đầm tôm Trồng Trang 11.1 92,51 Đầm tôm Trồng Đước + Trang 12.1 208.4

Bãi bồi chuyển thành Rừng trồng

Bãi bồi Trồng Đước 10.2 80,9

Bãi bồi Trồng Trang 11.2 57,19

Bãi bồi Trồng Đước + Trang

12.2 140,8 Đất chưa sử dụng

chuyển thành Đầm tôm Đất chưa sử dụng Đầm tôm 13.1 18.2 Đầm tôm chuyển thành

đất phi nông nghiệp Đầm tôm Đất phi nông nghiệp 14.1 35,2 Biến động dạng sử dụng đất Rừng trồng 125 890,4 + 765,4 Đầm tôm 1.380,13 858,42 - 521.71 Bãi bồi 620,82 341,93 - 278,89 Đất chưa sử dụng 873 854,8 - 18,2

(Nguồn: Bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2005 và năm 2012)

Qua bảng trên cho thấy biến động thảm thực vật và dạng sử dụng đất có xu hướng tích cực. Diện tích rừng trồng tăng lên, năm 2005 diện tích đầm tôm của xã là 1.380,13 ha đến năm 2012 số diện tích này chỉ còn 858,42 ha, 486,51 ha đã được chuyển đổi thành rừng trồng. Bên cạnh đó, một phần diện tích bãi bồi (278,89 ha) chuyển thành rừng trồng. Có thể nói giai đoạn 2005 – 2012 là giai đoạn phục hồi RNM của xã Đồng Rui. Quan sát trên bản đồ biến động thảm thực vật xã Đồng Rui

giai đoạn 2005 – 2012 ta thấy sự biến động diễn ra chủ yếu ở phía đông bắc và phía nam của xã. Dưới sự tài trợ của các tổ chức xã đã tiến hành trồng rừng trên các đầm tôm bỏ hoang và trên bãi bồi. Loại cây trồng chủ yếu là Đước và Trang, Đước được trồng chủ yếu ở phía đông bắc của xã.

Những năm trước, do phá RNM làm đầm tôm nên diện tích cũng như chất lượng rừng đã suy giảm đáng kể cả về thành phần lẫn số lượng các loài thực vật của RNM. Những năm gần đây, nhờ có các dự án phục hồi và bảo vệ RNM nên diện tích cũng như chất lượng của RNM đã dần được cải thiện, RNM được bảo vệ không còn tình trạng chặt phá như trước. Như vậy sự biến động của diện tích rừng chủ yếu là do tác động nhân sinh, điều đó cho thấy vai trò của con người trong việc quản lý và bảo vệ rừng là rất lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)