2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm xã cách huyện lỵ 23 km về phía Nam. Phía tây giáp huyện Ba Chẽ, Phía đông giáp huyện Vân Đồn và Phía bắc giáp xã Hải Lạng, Tiên Yên. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.974,21 ha, được chia thành bốn thôn bao gồm: thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ, thôn Bốn. Xã nằm trong tọa độ địa lý từ 21°10’ - 21º16’30’’ vĩ độ Bắc và từ 107°21’ 30’’ - 107º27’ kinh độ Đông.
Hình 2.1: Sơ đồ khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên
2.1.1.2 Địa hình
Xã Đồng Rui nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và sông Ba Chẽ với địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, độ cao từ 1,5m – 3m. Một số nơi đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm NTTS, còn lại là bãi Sú Vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều.
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu khu vực Đồng Rui thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình của khu vực Tiên Yên phức tạp, đồi núi chạy sát biển tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 29ºC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, tháng 8
và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Mùa đông lạnh và có sương mù, nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 12 - 15ºC; từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại và hoạt động sản xuất của nhân dân. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình tháng 7 từ 28 - 29ºC, nhiệt độ cao tuyệt đối đạt tới 37,3ºC.
Lượng mưa trung bình năm từ 2200 – 2400mm, trung bình có khoảng 130 – 160 ngày mưa/năm. Trong năm có khoảng 5-15 ngày mưa lớn với lượng mưa sấp sỉ 50 mm tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Số ngày mưa lớn nhất sấp sỉ 100 mm không quá 6 ngày. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200 mm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và 8. Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 - 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...
Chế độ gió ở khu vực nghiên cứu chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa. Vào mùa đông, hướng gió thịnh hành bắc, đông bắc. Mùa hè gió thịnh hành là hướng nam, đông nam. Sự luân chuyển của gió từ mùa này sang mùa khác trong khu vực tương đối tuần tự. Đầu mùa hè, gió nam chiếm ưu thế, rõ rệt nhất vào giữa mùa, sau đó giảm đi. Biến đổi của tần suất gió bắc trong mùa đông cũng diễn ra tương tự. Tháng 9-10 mang tính chất trung gian, gió bắc ít hơn mùa đông nhưng nhiều hơn mùa hè, ngược lại, gió nam ít hơn mùa hè nhưng nhiều hơn mùa đông. Mỗi hướng gió thường có tốc độ gió khác nhau, gió có thành phần hướng tây có tốc độ nhỏ nhất, gió có thành phần hướng bắc và nam có tốc độ lớn nhất. Tốc độ gió tại khu vực hàng năm không lớn, trung bình khoảng 2,5-3,5 m/s.
2.1.1.4 Thuỷ văn
Tiên Yên ít sông nhưng lại có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi núi chảy ra phía biển. Lớn nhất là sông Tiên Yên, có diện tích lưu vực 1.070 kmP
2 P , dài 82 km, lưu lượng thấp nhất 28 mP 3 P
/s, lưu lượng nước lớn nhất 2.090 mP
3
P
/s. Sông có 7 nhánh, nhánh lớn nhất là sông Phố Cũ (theo “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Tiên Yên thời kỳ 2002-2010”). Ngoài ra còn có sông Ba Chẽ đổ ra khu vực cửa
biển thuộc vùng đất phía tây nam xã Đồng Rui.
Mạng lưới sông ở Tiên Yên có dạng cành cây và mang đặc điểm của sông miền núi và ven biển, dốc và ít thác ghềnh, phía thượng lưu rộng, thu hẹp ở phía hạ lưu, cửa sông hẹp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa 2 mùa.
Về mùa khô (mùa kiệt) mực nước sông thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, lúc này xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nước lợ. Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài vì lũ lên nhanh và cũng rút nhanh. Do địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4-6% thoát nước nhanh, nhưng vì lòng sông suối hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gây ngập lụt ở một số nơi, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS như gây ra hiện tượng ngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi.
2.1.1.5 Hải văn a) Thuỷ triều a) Thuỷ triều
Khu vực này có chế độ nhật triều, tức là trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85-95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực Tiên Yên nói chung và Đồng Rui nói riêng có biên độ thuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 - 4,0m.
Thuỷ triều ở khu vực Đồng Rui dao động mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Trong những tháng này, mực nước thực tế lên đến hơn 4 m. Thuỷ triều thấp nhất vào các tháng 3, 4, 8 và 9, mực nước ở mức 0,3 m. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5 m là 101 ngày.
Đặc trưng thuỷ triều tại Đồng Rui đưa đến một số thuận lợi cũng như khó khăn cho NTTS. Về thuận lợi, do biên độ thuỷ triều cao, mức độ trao đổi nước tốt rất thuận tiện cho việc lấy nước vào và xả nước ra của các đầm nuôi. Về khó khăn,
các đầm nuôi phải có đê bao hoặc bờ đầm cao, chắc chắn để không bị ảnh hưởng thụ động của nước biển xâm nhập từ ngoài vào.
b) Sóng và hướng sóng
Vào mùa đông: độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5-0,7 m với tần suất rất bé (khoảng 0,48 %) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12. Hầu hết các tháng trong mùa sóng cao nhất thường ở cấp 0,25-0,5 m. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97- 99 %. Hướng sóng chủ yếu là hướng bắc với tần suất khoảng 30-38 %, sau là hướng đông bắc chiếm khoảng 15-20 %. Tần suất hướng đông, đông nam và nam cũng đáng kể khoảng 10-15 %. Sóng hướng tây có tần suất xuất hiện ít nhất, chỉ ở mức 1-3 %.
Vào mùa hè: tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88-94 %. Cấp độ cao sóng từ 0,25-0,5 m chiếm 4-9 %. Cấp độ cao cao nhất lên đến 2-2,5 m vào tháng 7 và tháng 8 do ảnh hưởng của bão trực tiếp gây ra. Hướng sóng thịnh hành trong mùa hè chủ yếu hướng đông nam với tần suất 20-40 %. Tần suất sóng hướng nam cũng khá cao 15-25 %. Tần suất sóng hướng tây nhỏ không đáng kể.
c) Độ mặn nước biển
Nước ven bờ là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi cao phía Tây, Tây - Bắc theo các dòng sông Ba Chẽ, Tiên Yên và Cái Mắm đổ ra vịnh theo quy luật mùa. Vào mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nước biển chiếm ưu thế, độ mặn trong mùa này dao động từ 26-30 ‰. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa lớn trên vùng vịnh, được cộng thêm lượng nước mưa từ phía các vùng núi cao đổ xuống đã làm cho độ mặn giảm xuống đáng kể. Độ mặn trung bình trong mùa này thường dao động từ 5-17 ‰.
2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất
Đất đai của xã Đồng Rui chủ yếu là đất mặn, đất mặn được chia thành 5 loại: mặn sú vẹt, mặn chua, đất mặn do ảnh hưởng của mạch nước ngầm, đất ít mặn, đất mặn và chua mặn. Do tác động của con người cùng sự xâm nhập của nước biển là nguyên nhân hình thành nên nhiều loại khác nhau.
Đất phù sa phân bố thành những dải hẹp dọc theo các triền sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ. Đây là loại đất được hình thành do sản phẩm của sông biển bồi tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị mặn đồng thời trong đất có nhiều xác Sú, Vẹt thối mục
thải ra các khí độc như CHR3R, HR2RS, axít hữu cơ làm cho đất bị nhiễm độc và chua.
b) Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Tài nguyên nước mặt (sông, suối, hồ) của Tiên Yên nói chung và Đồng Rui nói riêng khá phong phú và chia thành 2 mùa: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% lượng nước cả năm. Mùa khô: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau lượng nước chiếm 20 - 25%. Trữ lượng nước mặt của Tiên Yên chủ yếu từ 2 con sông lớn đó là sông Tiên Yên và sông Phố Cũ. Do địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh nên các sông, suối ở Tiên Yên đều nhỏ, ngắn và dốc. Do vậy, để khai thác tiềm năng tài nguyên nước mặt cần cải tạo và xây dựng các hồ, đập chứa nước.
- Tài nguyên nước ngầm: Có trữ lượng tương đối lớn, nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ đảm bảo được cho sinh hoạt, sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Ở xã Đồng Rui, nước ngầm đang được nhân dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nhưng về mùa khô thì nhiều giếng trong xã bị nhiễm mặn, đây cũng là vấn đề cần quan tâm bảo vệ, trồng cây để bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của dân trong vùng.
- Tài nguyên nước mặn: Tiên Yên có bờ biển dài 35 km được phân bố dọc theo 5 xã, là vụng kín được án ngữ, che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu, Vạn Vược, Vạn Mạc, Núi Cuống. Vùng nước ven bờ vịnh Bái Tử Long là nguồn cung cấp nước cho các khu vực đầm nuôi của huyện Tiên Yên. Đây là một kho vô tận về tài nguyên nước biển. Các khu vực đầm nuôi có thể lấy trực tiếp nước từ phía vịnh mà không cần phải thông qua bất cứ một hình thức dẫn nước nào.
c) Tài nguyên sinh học
RNM xã Đồng Rui trước đây với tổng diện tích khoảng 3.000ha, được coi là HSTRNM điển hình của khu vực phía bắc Việt Nam. RNM tại địa phương trước đây có chất lượng rừng tốt, phong phú về loài cây, là nơi cư trú của các loài động vật, đã đem lại thu nhập tốt cho người dân địa phương. Tuy nhiên do quá trình chặt phá phá rừng bừa bãi, xây các đầm nuôi tôm không hợp lý ... đã làm cho RNM nơi đây bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Sinh vật vùng của sông Ba Chẽ, Tiên Yên nói chung và Đồng Rui nói riêng rất đa dạng và có giá trị lớn về nguồn lợi khai thác và sinh thái. Theo kết quả điều tra
về ĐDSH vùng ĐNN cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ của Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2006) đã ghi nhận được 260 loài động vật đáy, 188 loài thực vật nổi, 49 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 15 loài thực vật ngập mặn, 75 loài chim, 195 loài cá....
2.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và dân tộc
Xã Đồng Rui có 4 thôn, đó là các thôn: thôn Thượng, thôn Hạ, thôn Trung và thôn Bốn. Theo số liệu thống kê của UBND xã Đồng Rui thì tính đến cuối năm 2012,xã Đồng Rui có 668 hộ với 2.432 khẩu, trong đó 1116 nữ và 1316 nam. Tình hình dân số cụ thể của từng thôn được thể hiện trong bảng 2.1.
Số người trong độ tuổi lao động là 1.429 người chiếm 58,6% tổng số nhân khẩu toàn xã. Thôn Thượng có 712 người là thôn đông dân nhất trong xã. Thôn Hạ là thôn ít dân nhất với 452 người.
Xã Đồng Rui hầu như không có dân bản địa, chủ yếu là dân di cư đến từ các huyện khác của tỉnh Quảng Ninh hay huyện Tiên Lãng của tỉnh Hải Phòng trong các chương trình kinh tế mới của nhà nước vào những năm 1978.
Bảng 2.1: Tình hình dân số xã Đồng Rui năm 2012
Số TT Thôn Tổng hộ Tổng khẩu Nam Nữ
1 Thôn Thượng 195 712 366 346
2 Thôn Trung 196 678 373 305
3 Thôn Hạ 131 452 232 220
4 Thôn Bốn 146 590 345 245
Toàn xã 668 2.432 1.316 1.116
(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2012)
Huyện Tiên Yên có 9 dân tộc sinh sống là Kinh, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Cao Lan, Thái, Nùng. Ở xã Đồng Rui hiện nay có 5 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ và Hoa, trong đó chủ yếu là người dân tộc Kinh.
Trong sinh hoạt, người dân tộc thiểu số thường giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, còn khi giao tiếp với người Kinh thì họ nói tiếng Kinh. Tuy nhiên nhiều người nói tiếng Kinh không thành thạo nhưng cũng tạm đủ để trao đổi thông tin.
2.1.2.2 Ngành nghề
Lao động trong độ tuổi: 1.429 người chiếm 58,6% tổng số nhân khẩu toàn xã. Trong đó chủ yếu là lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: 1.109 người chiếm 77,6%, lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ: 120 người chiếm 8,4%, lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng: 200 người chiếm 14%. Hầu hết các lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ là 395 người, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 10%.
Xã có cơ cấu kinh tế nông nghiệp cao, chủ yếu lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành chăn nuôi có phát triển nhưng chưa mạnh. Nền kinh tế của xã chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, nhiệt độ hạ thấp, kéo dài làm ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.
2.1.2.3 Văn hoá, giáo dục, y tế
- Văn hoá: Phong trào văn hoá được đẩy mạnh tới các thôn. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới được duy trì và phát triển. Đi đôi với kiên quyết chỉ đạo ngăn chặn bài trừ các tệ nạn xã hội như mại dâm, tiêm chích…Phát thanh tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Xã đã xây dựng được các nhà văn hoá cộng đồng tại các thôn. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được thực hiện có hiệu quả từ xã đến cơ sở thôn, vận động được đồng bào bà con có đạo và không có đạo đều tập trung tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc góp phần vào việc duy trì, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hình 2.2: Nhà văn hoá thôn Trung
- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục của huyện Tiên Yên nói chung và xã Đồng Rui nói riêng trong những năm gần đây phát triển khá, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Xã Đồng Rui có 4 điểm trường mẫu giáo với 4 phòng học, 01 trường tiểu